300 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 (Phần 2)

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 50 câu hỏi; Làm trong 60 phút; cập nhật 21/04/2020
Thời gian làm bài thi 60 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 21/04/2020
Lớp, cấp Số câu hỏi 50 câu
Lượt xem 1,061 lượt xem Lượt thi 8 lượt thi

Câu 1

Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quan bao gồm những thình thức nào?

A.

Hoạt động vật chất, hoạt động tinh thần

B.

Hoạt động xã hội, lao động, ngôn ngữ

C.

Hoạt động sống, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động chính trị

D.

Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị -xã hội, hoạt động thực nghiệm

Câu 2

Vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức của con người là:

A.

Không có sự tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại độc lập tách rời.

B.

Có ảnh hưởng không nhỏ trong hình thành nhận thức của con người.

C.

Là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức, động lực, mục đích của nhận thức, tiêu chuẩn của chân lý.

D.

Quyết định đến hoạt động nhận thức, về nội dung và hình thức cũng như bản chất của nhận thức.

Câu 3

Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ động lực của sự phát triển xã hội chính là do nguyên nhân nào?

A.

Hoạt động tinh thần

B.

“Sản xuất” ra con người

C.

Hình thành nên giai cấp

D.

Sự phát triển của sản xuất vật chất

Câu 4

Theo học thuyết Mác, bản chất của con người là:

A.

Hoàn cảnh xã hội.

B.

Nỗ lực của mỗi cá nhân.

C.

Tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

D.

Giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

Câu 5

Phương thức sản của một hình thái kinh tế xã hội là gì?

A.

Cách thức tiến hành tổ chức sản xuất vật chất

B.

Cách thức tổ chức chính trị - xã hội

C.

Cách thức tổ chức và hoạt động chính quyền

D.

Cách thức tổ chức hoạt động đối nội và đối ngoại

Câu 6

Phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào sau đây?

A.

Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất

B.

Lực lượng sản xuất và Kiến trúc thượng tầng

C.

Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng

D.

Quan hệ sản xuất và Cơ sở hạ tầng

Câu 7

Sự vận động và phát triển của xã hội bao gồm mấy quy luật cơ bản?

A.

2

B.

3

C.

4

D.

5

Câu 8

Sự vận động và phát triển của xã hội bao gồm quy luật cơ bản là:

A.

Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

B.

Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

C.

Cả a,b đều đúng

D.

Cả a,b đều sai

Câu 9

Lực lượng sản xuất là:

A.

Mối quan hệ giữa con người với tư liệu sản xuất trong xã hội

B.

Mối quan hệ giữa con người với chủ thể kinh tế trong quan hệ kinh tế

C.

Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình tổ chức sản xuất

D.

Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người

Câu 10

Lực lượng sản xuất bao gồm:

A.

Tư liệu sản xuất và người lao động

B.

Tư liệu sinh hoạt và người lao động

C.

Con người và các quan hệ sản xuất

D.

Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng của con người

Câu 11

Quan hệ sản xuất là:

A.

Quan hệ giữa con người với lực lượng sản xuất

B.

Quan hệ giữa con người với sự phát triển kinh tế xã hội

C.

Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình tổ chức sản xuất

D.

Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người

Câu 12

Trong quan hệ sản xuất, yếu tố nào mang tính quyết định nhất ?

A.

Quan hệ tổ chức sản xuất

B.

Quan hệ quản lý sản xuất

C.

Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất

D.

Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động

Câu 13

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quy luật phát triển xã hội được thể hiện như thế nào?

A.

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

B.

Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất có sự tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

C.

Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, quan hế sản xuất không có sư tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

D.

Lực lượng sản xuất không quyết định quan hệ sản xuất, tồn tại độc lập không có sự quyết định lẫn nhau.

Câu 14

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được thể hiện như thế nào?

A.

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng ra đời có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

B.

Kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng ra đời có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

C.

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng ra đời không có sự tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.

D.

Cơ sở hạ tầng không quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng không có sự tác động.

Câu 15

Vai trò của một phương thức sản xuất đối với sự phát triển xã hội là:

A.

Quyết định sự tổ chức xã hội theo từng thời kỳ lịch sử

B.

Quyết định đến sự tồn tại xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển hoạt động xã hội

C.

Quyết định đến sự phát triển lịch sử xã hội loài người qua các hình thái kinh tế xã hội

D.

Quyết định tính chất của xã hội, tổ chức kết cấu của một xã hội, sự chuyển hóa của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử.

Câu 16

Thực chất của đấu tranh giai cấp trong lịch sử xã hội loài người là?

A.

Đấu tranh vì lợi ích kinh tế không thể điều hòa được

B.

Đấu tranh vì lợi ích chính trị giữa các tập đoàn người trong xã hội

C.

Đấu tranh vì lợi ích văn hóa và tôn giáo các tập đoàn người trong xã hội

D.

Đấu tranh giữa các tập đoàn người có lợi ích căn bản đối lập không thể điều hòa được.

Câu 17

Đảng ta chủ trương phát triển lực lượng sản xuất bằng cách:

A.

Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức

B.

Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất

C.

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa

D.

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội

Câu 18

Đảng ta chủ trương phát triển quan hệ sản xuất bằng cách:

A.

Phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội

B.

Thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức

C.

Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường

D.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

Câu 19

Trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào cách mạng nhất?

A.

Con người

B.

Công cụ lao động

C.

Đối tượng lao động

D.

Các yếu tố khác tham gia vào quá trình sản xuất

Câu 20

Động lực chủ yếu của tiến bộ xã hội là:

A.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất

B.

Sự phát triển của hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật

C.

Sự phát triển của các quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế

D.

Sự phát triển của con người trong xã hội

Câu 21

Một trong những phát kiến địa lý quan trọng làm cơ sở cho chủ nghĩa thực dân ra đời là:

A.

Tìm ra Bắc cực

B.

Tìm ra châu Úc

C.

Tìm ra châu Mỹ

D.

Tìm ra Nam cực

Câu 22

Cách mạng tư sản đầu tiên diễn ra ở đâu?

A.

Pháp

B.

Anh

C.

Hà Lan

D.

Mỹ

Câu 23

Lênin đã tổng kết chủ nghĩa đế quốc có mấy đặc trưng cơ bản?

A.

3

B.

4

C.

5

D.

6

Câu 24

Hàng hóa là gì?

A.

Là sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

B.

Là sản phẩm của kết quả lao động của con người, thông qua trao đổi mua bán.

C.

Là sản phẩm trao đổi mua bán.

D.

Là sản phẩm của lao động, nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán.

Câu 25

Hàng hóa có mấy thuộc tính?

A.

2

B.

3

C.

4

D.

5

Câu 26

Hàng hóa có thuộc tính cơ bản đó là:

A.

Giá trị và giá trị sử dụng

B.

Giá trị và giá cả

C.

Giá cả và giá trị sử dụng

D.

Giá trị, giá trị sử dụng và giá cả.

Câu 27

Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, sức lao động là gì?

A.

Là khả năng lao động của con người

B.

Là quá trình tái sản xuất sức lao động

C.

Là hoạt động lao động vật chất và tinh thần của con người

D.

Là tổng thể các năng lực lao động của con người, bao gồm thể lực, trí lực và kinh nghiệm tham gia vào hoạt động sản xuất.

Câu 28

Để sức lao động trở thành hàng hóa cần có mấy điều kiện cơ bản?

A.

2

B.

3

C.

4

D.

5

Câu 29

Khi sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động thì hàng hóa sức lao động có mấy thuộc tính cơ bản?

A.

2

B.

3

C.

4

D.

5

Câu 30

Tiền tệ có mấy chức năng cơ bản?

A.

2

B.

3

C.

4

D.

5

Câu 31

Giá trị thặng dư là gì?

A.

Là giá trị dôi ra ngoài sức lao động

B.

Là giá trị thừa ra trong quá trình lao động sản xuất

C.

Là số tiền mà người lao động kiếm được khi hoạt động sản xuất

D.

Là lãi suất mà nhà tư bản có được khi buôn gian bán lận

Câu 32

Sản xuất hàng hóa là kiểu sản xuất:

A.

Sản phẩm lao động đáp ứng chính nhu cầu của người sản xuất

B.

Sản phẩm lao động đáp ứng nhu cầu của người khác, thông qua trao đổi mua bán

C.

Cả a, b đều đúng

D.

Cả a, b đều sai

Câu 33

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển dẫn đến mâu thuẫn xã hội nào cần được giải quyết ?

A.

Mâu thuẫn giàu- nghèo trong xã hội

B.

Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau

C.

Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ phong kiến với giai cấp tư sản

D.

Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Câu 34

Điều kiện nào để sản xuất hàng hóa ra đời?

A.

Có sự phân công lao động xã hội

B.

Có chế độ tư hữu hay hình thức sỡ hữu khác nhau về tư liệu sản xuất

C.

Cả a,b đều đúng

D.

Cả a,b đều sai

Câu 35

Quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa là?

A.

Quy luật cạnh tranh

B.

Quy luật giá trị

C.

Quy luật giá cả

D.

Quy luật cung cầu

Câu 36

Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa sức lao động?

A.

Con người được tự do đem bán sức lao động của mình như một hàng hóa

B.

Họ không có tư liệu sản xuất muốn sống phải bán sức lao động cho nhà tư bản

C.

Do nhu cầu sử dụng sức lao động của nhà tư bản vào sản xuất.

D.

Con người được tự do về than thể và không có tư liệu sản xuất.

Câu 37

Vai trò của sản xuất hàng hóa đối với xã hội là?

A.

Thúc đẩy khoa học công nghệ

B.

Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật

C.

Thúc đẩy quá trình tư bản hóa

D.

Thúc đẩy cải tiến chất lượng cuộc sống người lao động

Câu 38

Bản chất của chủ nghĩa đế quốc được thể hiện ở yếu tố nào sau đây?

A.

Tập trung sản xuất và ra đời các tổ chức độc quyền, hình thành tư bản tài chính, xuất khẩu tư bản và đầu tư ra nước ngoài, sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền, phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc đế quốc.

B.

Cạnh tranh gay gắt và ra đời các tổ chức độc quyên, hình thành tư bản tài chính, xuất khẩu tư bản và đầu tư ra nước ngoài, sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền, phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc đế quốc.

C.

Hình thành chủ nghĩa đế quốc, hình thành tư bản tài chính, xuất khẩu tư bản và đầu tư ra nước ngoài, sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền, phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc đế quốc.

D.

Mâu thuẫn không điều hòa được giữa các đế quốc, hình thành tư bản tài chính, xuất khẩu tư bản và đầu tư ra nước ngoài, sự phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền, phân chia lãnh thổ thế giới giữa các cường quốc đế quốc.

Câu 39

Để tích lũy nguyên thủy tư bản, chủ nghĩa tư bản đã dùng thủ đoạn nào?

A.

Xuất khẩu tư bản.

B.

Đi xâm lược các vùng đất mới

C.

Tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất

D.

Dùng bạo lực tàn khốc, dã man, tước đoạt, cướp bóc, tăng thuế

Câu 40

Trong kinh tế, phương thức sản xuất hàng hóa phát triển mạnh nhất trong hình thái kinh tế - xã hội nào?

A.

Cộng sản nguyên thủy

B.

Chiếm hữu nô lệ

C.

Phong kiến

D.

Tư bản chủ nghĩa

Câu 41

Giai đoạn nào nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa được hình thành và phát triển mạnh tại nhiều nước ở châu Âu?

A.

Từ nửa sau thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII

B.

Từ nửa sau thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII

C.

Từ nửa sau thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

D.

Từ nửa sau thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX

Câu 42

Trong kinh tế chính trị Mác, học thuyết nào sau đây được gọi là hòn đá tảng?

A.

Học thuyết tái sản xuất sức lao động

B.

Học thuyết giá trị thặng dư

C.

Học thuyết tích lũy tư bản

D.

Học thuyết giá trị lao động

Câu 43

Quá trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố:

A.

Sức lao động với đối tượng lao động

B.

Sức lao động với tư liệu lao động

C.

Đối tượng lao động với tư liệu lao động

D.

Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động

Câu 44

Trong tư liệu lao động, bộ phận nào quyết định đến năng suất lao động?

A.

Công cụ lao động

B.

Nguyên vật liệu

C.

Cơ sở hạ tầng

D.

Dụng cụ bảo quản

Câu 45

Trong nền sản xuất lớn hiện đại, yếu tố nào giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất?

A.

Công cụ lao động

B.

Sức lao động

C.

Đối tượng lao động

D.

Khoa học công nghệ

Câu 46

Trong các khâu của quá trình sản xuất, khâu nào giữ vai trò quyết định?

A.

Sản xuất

B.

Tiêu dùng

C.

Trao đổi

D.

Phân phối

Câu 47

Trong các khâu của quá trình sản xuất, khâu nào là mục đích và động lực của quá trình sản xuất?

A.

Sản xuất

B.

Tiêu dùng

C.

Trao đổi

D.

Phân phối

Câu 48

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào?

A.

1930

B.

1945

C.

1954

D.

1975

Câu 49

Thời kỳ quá độ ở nước ta được diễn ra trong cả nước bắt đầu từ khi nào?

A.

1930

B.

1945

C.

1954

D.

1975

Câu 50

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ra đời vào thời gian nào?

A.

1986

B.

1991

C.

1996

D.

2011

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán