Đề khảo sát chất lượng THPTQG - NghệTrường THPT Thanh Oai A môn Lịch sử Năm 2019 - 2020 lần 2

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 40 câu hỏi; Làm trong 50 phút; cập nhật 02/06/2020
Thời gian làm bài thi 50 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 02/06/2020
Lớp, cấp Số câu hỏi 40 câu
Lượt xem 2,400 lượt xem Lượt thi 270 lượt thi

Câu 1

Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va mang tính chất

A.

Một tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu

B.

Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu

C.

Một tổ chức liên minh chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu

D.

Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu

Câu 2

Sự kiện nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

A.

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới

B.

Cách mạng Việt Nam trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền sau đó làm cách mạng xã hội chủ nghĩa

C.

Lực lượng của cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân

D.

Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Câu 3

Mục tiêu đấu tranh trong thời kỳ cách mạng 1930 – 1931 là gì?

A.

Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày

B.

Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình

C.

Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc

D.

Chống phát xít, chống chiến tranh,  bảo vệ hòa bình

Câu 4

Đội cứu quốc quân ra đời đó là sự hợp nhất giữa hai tổ chức vũ trang nào?

A.

Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Ba Tơ

B.

Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

C.

Đội du kích Bắc Sơn và đội Việt Nam giải phóng quân

D.

Đội du kích Bắc Sơn và đội du kích Thái Nguyên

Câu 5

Ai là người nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương rồi tiếp tục xông lên phá lô cốt địch trong Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?

A.

La văn Cầu

B.

Trần Cừ 

C.

Triệu thị Soi 

D.

Đinh thị Dậu 

Câu 6

Cùng với thực hiện chiến tranh cục bộ

A.

Sang Lào.

B.

Sang Cam pu chia.

C.

Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

D.

Cả Đông Dương

Câu 7

Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại, Mỹ đã triển khai chiến lược gì?

A.

Chiến lược toàn cầu 

B.

Chiến lược cam kết và mở rộng

C.

Chiến lược Aixenhao

D.

Chiến lược Mácsan

Câu 8

Ngày 6 – 6- 1969 gắn với sự kiện lịch sử nào của dân tộc ta?

A.

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đến Hội nghị Paris

B.

Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương

C.

Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

D.

Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời

Câu 9

Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam với sự hậu thuẫn của

A.

quân đội Mỹ. 

B.

quân đội Anh. 

C.

quân đội Trung Hoa Dân quốc. 

D.

bọn Việt Quốc, Việt Cách. 

Câu 10

Thời cơ "ngàn năm có một" của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ sau ngày:

A.

Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B.

Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. 

C.

Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.

D.

Quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

Câu 11

Trong các giặc ngoại xâm, ở nước ta sau cách mạng tháng Tám, giặc nào là nguy hiểm nhất.

A.

Thực dân Pháp.

B.

Trung Hoa dân quốc.

C.

Quân phiệt Nhật.

D.

Quân Anh.

Câu 12

Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

A.

chống lại chế độ độc tài thân Mỹ, thoát khỏi "sân sau" của Mỹ.

B.

chống lại chế độ độc tài Batixta. 

C.

chống lại chế độ thực dân Tây Ban Nha.

D.

chống lại chế độ thực dân Bồ Đào Nha. 

Câu 13

Hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp có dã tâm quay trở lại xâm lược nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A.

cho quân đánh úp trụ sở Úy ban nhân dân Nam Bộ. 

B.

thành lập đạo quân viễn chinh và cử Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. 

C.

xả súng vào cuộc mít tinh chào mừng "Ngày Độc lập" của nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn. 

D.

khiêu khích, tấn công ta ở Hài Phòng, Lạng Sơn. 

Câu 14

Nội dung nào sau đây nằm trong công thức của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt”

A.

Được tiến hành quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

B.

Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới. 

C.

Đưa quân chư hầu của Mĩ vào miền Nam Việt Nam.

D.

Thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 15

Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965 - 1968?

A.

Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

B.

Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống.

C.

Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.

D.

Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.

Câu 16

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam là:

A.

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc

B.

Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế

C.

Cách mạng tháng Mười Nga thành công

D.

Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921

Câu 17

Lý do nào dưới đây khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là Cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, đúng đắn?

A.

Xác định lực lượng chính tham gia cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân

B.

Kết hợp sáng tạo vấn đề ruộng đất cho nông dân và quyền dân chủ cho các tầng lớp nhân dân khác.

C.

Vận dụng sáng tạo, linh hoạt chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp

D.

Xác định lực lượng giữ vai trò lãnh đạo là giai cấp công nhân

Câu 18

Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1975 do Đảng đề ra và thực hiện thành công là

A.

tự do nhân dân và chủ nghĩa xã hội

B.

cải cách ruộng đất và chủ nghĩa xã hội

C.

giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp

D.

độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Câu 19

Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A.

Lực lượng xung kích trong Tổng khởi nghĩa

B.

Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa

C.

Lực lượng nòng cốt trong Tổng khởi nghĩa

D.

Hỗ trợ lực lượng vũ trang giành chính quyền

Câu 20

Cho biểu đồ về cơ cấu dân số  theo nhóm tuổi ở Hoa Kì từ năm 1950 - 2004

Qua biểu đồ, nhận xét nào sâu đây đúng với cơ cấu dân số theo độ tuổi ở Hoa Kì?

A.

Tỉ trọng dân số nhóm 0-15 tuổi tăng

B.

Tỉ trọng dân số nhóm 15-64 tuổi giảm dần

C.

Tỉ trọng dân số nhóm trên 65 tuổi giảm

D.

Cơ cấu dân số Hoa Kì ngày càng già hóa

Câu 21

Điểm khác nhau cơ bản của phong trào Cần Vương từ năm 1888 đến năm 1896 so với năm 1885 đến năm 1888 là:

A.

lãnh đạo chủ yếu là sỹ phu và văn thân.

B.

không diễn ra dưới sự chỉ đạo của triều đình

C.

lan rộng ở Bắc Kì và Trung Kì

D.

phát triển mạnh trong phạm vi cả nước.

Câu 22

Từ giữa năm 1931, phong trào cách mạng Việt Nam tiếp diễn như thế nào?

A.

Hoàn toàn chấm dứt

B.

Dần dần lặng xuống

C.

Phát triển sôi nổi, mạnh mẽ hơn

D.

Bùng nổ lẻ tẻ, yếu ớt

Câu 23

Phong trào đầu tiên do giai cấp tư sản dân tộc khởi xướng đó là

A.

chống độc quyền thương cảng Sài Gòn.

B.

chống độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ.

C.

phong trào "Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa".

D.

thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng quần chúng.

Câu 24

Quan điểm: "Nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phát triển mạnh mẽ trong thời kì mới, đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và nhân dân ta" được Đảng ta đưa ra trong bối cảnh

A.

toàn cầu hóa.

B.

Chiến tranh lạnh

C.

 đối đầu Đông -Tây.

D.

hoà hoãn Đông-Tây.

Câu 25

Để kết thúc chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã thống nhất mục đích gì?

A.

 Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật

B.

 Tất cả các mục đích trên.

C.

 Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Béc-lin

D.

 Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật

Câu 26

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

A.

 chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc.

B.

 chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

C.

 chống chủ nghĩa phát xít, giành ruộng đất cho nông dân.

D.

 chống chủ nghĩa đế quốc, phát xít và phong kiến tay sai.

Câu 27

Vũ khí hiện đại đã được hai bên sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất vào thời điểm nào?

A.

Ngay từ khi bùng nổ chiến tranh.

B.

Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915)

C.

Khi Mĩ tham chiến (1917).

D.

Khi sắp kết thúc chiến tranh (1918).

Câu 28

Qua phong trào dân chủ 1936 –1939, quần chúng đã được giác ngộ về

A.

tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.

B.

chủ nghĩa Mác – Lênin và đường lối cách mạng của Đảng.

C.

tính chất của một xã hội thuộc địa

D.

bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

Câu 29

Các cuộc đấu tranh của công nhân trong thời kì 1919 –1925 có tính chất gì? Vì sao?

A.

Có tính chất tự phát, vì lực lượng còn hạn chế.

B.

Có tính tự phát vì đấu tranh còn lẻ tẻ, đòi quyền lợi kinh tế là chủ yếu.

C.

Có tính chất tự giác cao vì đi đầu trong các cuộc đấu tranh.

D.

Có tính chất độc lập, tự giác vì số lượng tăng so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 30

Cho các sự kiện:
1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
2. Chỉ thị toàn dân kháng chiến.
3. Kháng chiến nhất định thắng lợi.
Hãy sắp xếp theo thứ tự thời gian của 3 các sự kiện trên

A.

1,2,3.

B.

2,3,1.

C.

3,2,1.

D.

2,1,3.

Câu 31

Mục tiêu đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 –1939 là?

A.

Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.

B.

Tự do, hòa bình.

C.

Dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D.

Độc lập dân tộc.

Câu 32

Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại quyết định triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam?

A.

Vì đây là nhiệm vụ mà Quốc tế Cộng sản giao cho Nguyễn Ái Quốc.

B.

Vì nhận thấy cách mạng Việt Nam có nguy cơ chia rẽ lớn.

C.

Vì trong nước xuất hiện Việt Nam Quốc dân đảng.

D.

Vì các tổ chức đảng ở mỗi miền có nguy cơ bị thực dân Pháp đàn áp.

Câu 33

Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động gì tại Pháp vào ngày 25-12-1920?

A.

Đọc Bản Sơ thảo luận cương của Lênin

B.

Dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp

C.

Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa

D.

Gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam

Câu 34

Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam?

A.

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

B.

Phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới

C.

Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới

D.

Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clintơn

Câu 35

Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936), xác định một trong những nhiệm vụ của cách mạng là “chống chế độ phản động thuộc địa” có nghĩa là chống

A.

bọn Pháp ở Đông Dương.

B.

bọn tay sai cho Pháp.

C.

nhân dân Pháp.

D.

đế quốc Pháp.

Câu 36

Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô và Mĩ (1972) đã

A.

giảm bớt cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước

B.

làm hai tổ chức quân sự đối đầu ở châu Âu tan rã

C.

chấm dứt hoàn toàn tinh trạng đối đầu Đông - Tây

D.

làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa trên thế giới

Câu 37

Những yếu tố nào đã trở thành nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX và cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay ?

A.

Yêu cầu của kĩ thuật và đời sống xã hội.

B.

Yêu cầu của chiến tranh và sự gia tăng dân số.

C.

Yêu cầu của văn minh nhân loại.

D.

Yêu cầu của kĩ thuật và sản xuất.

Câu 38

Mĩ ban hành đạo luật nào chống phong trào công nhân và Đảng cộng sản ở Mĩ ?

A.

Đạo luật Tru-man

B.

Đạo luật Mác-san

C.

Đạo luật Táp-hác-lây

D.

Đạo luật chống cộng sản

Câu 39

Giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau chiến tranh?

A.

Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

B.

Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.

C.

Công nghân, tư sản dân tộc, địa chủ phiong kiến.

D.

Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến.

Câu 40

Tháng 8-1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là:

A.

Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu.

B.

Sự đầu hàng của phát xít Itali và phát xít Đức.

C.

Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật.

D.

Sự thắng lợi của phe Đồng minh.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán