Đề khảo sát chất lượng THPTQG Trường THPT Hàm Rồng - Thanh Hóa môn Lịch sử Năm 2019 - 2020 lần 1

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 40 câu hỏi; Làm trong 50 phút; cập nhật 19/05/2020
Thời gian làm bài thi 50 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 19/05/2020
Lớp, cấp Số câu hỏi 40 câu
Lượt xem 1,428 lượt xem Lượt thi 62 lượt thi

Câu 1

Trụ sở của Liên Hợp Quốc ở đâu?

A.

ở Oasinhtơn (Mĩ)

B.

ở Niu Oóc (Mĩ)

C.

ở Luân Đôn (Anh)

D.

ở Pari (Pháp)

Câu 2

Vì sao Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945?

A.

Chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B.

Hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.

C.

Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D.

Củng cố được khối đoàn kết nhân dân.

Câu 3

Kết qua lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” là gì?

A.

Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.

B.

Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.

C.

Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.

D.

Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 – 12 – 1960)

Câu 4

Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?

A.

Quan hệ hợp tác song phương

B.

Quan hệ đối đầu do bất đồng về chính trị

C.

Quan hệ đối thoại

D.

Quan hệ đối đầu do vấn đề Campuchia

Câu 5

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ là

A.

tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.

B.

tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.

C.

tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D.

thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.

Câu 6

Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam? 

A.

Trong năm 1976. 

B.

Trong năm 1975. 

C.

Trong hai năm 1975 và 1976.

D.

Trong năm 1974 và đầu năm 1975.

Câu 7

Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam từ năm 1949 - 1954 là 

A.

trung lập, không can thiệp vào Việt Nam. 

B.

ủng hộ nhân dân Việt Nam giành độc lập từ tay quân phiệt Nhật Bản. 

C.

can thiệp, "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp. 

D.

phản đối Pháp trở lại xâm lược Việt Nam. 

Câu 8

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân các nước Đông Nam Á tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới hai? 

A.

tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức. 

B.

hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ Âu sang Á. 

C.

sụp đổ hệ thống thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. 

D.

đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

Câu 9

Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Đảng ta đã có chủ trương gì?

A.

Giải phóng giai cấp nông dân.       

B.

Tiến hành cải cách ruộng đất. 

C.

Khôi phục kinh tế. 

D.

Cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Câu 10

Thời điểm nào Giôn-xơn tuyên bố ngừng hẳn chiến tranh phá hoại miền Bắc?

A.

1-9-1968. 

B.

1-10-1968. 

C.

1-11-1968. 

D.

1-12-1968.

Câu 11

Những sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe?

A.

Sự ra đời của tổ chức NATO và Vacsava

B.

Sự ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU)

C.

Sự ra đời của khối SEV và tổ chức Hiệp ước Vacsava

D.

Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc

Câu 12

Hội nghị Ianta (2-1945) không đưa ra quyết định nào dưới đây?

A.

Thành lập tổ chức Liên hợp quốc

B.

Giải giáp quân Nhật ở Đông Dương

C.

Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít

D.

Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á

Câu 13

Sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện diễn ra sau ngày đại thắng mùa xuân năm 1975

1. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

2. Quốc hội khóa VI nước Việt Nam

3. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.

4. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

A.

1, 2, 3, 4

B.

1, 3, 2, 4

C.

1, 3, 4, 2

D.

1, 4, 3, 2

Câu 14

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 – 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm 

A.

kết hợp giải quyết vấn đề dân chủ ở mỗi nước.   

B.

giải quyết triệt để vấn đề dân tộc dân chủ.

C.

thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.

D.

chống âm mưu lập Liên bang Đông Dương của Pháp.

Câu 15

Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều:

A.

có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.

B.

tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.

C.

là những trận quyết chiến chiến lược.

D.

có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng.

Câu 16

Từ sau cuộc tấn công Gia Định (2-1859), thực dân Pháp buộc phải chuyển sang thực hiện kế hoạch:

A.

“đánh nhanh thắng nhanh”.

B.

“đánh chắc, chắc thắng thì đánh”

C.

“chinh phục từng gói nhỏ”

D.

“đánh lâu dài”.

Câu 17

Trong những năm 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại:

A.

Thân thiện với Mĩ và các nước phương Tây

B.

Trung lập để phát triển đất nước

C.

Ngoại giao tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng để phát triển

D.

Vừa đối đầu với Liên Xô, vừa đối đầu với Mĩ và các nước Tây Âu

Câu 18

Chủ trương cứu nước của cụ Phan Châu Trinh là?

A.

 Chống Pháp và phong kiến

B.

Dùng bạo lực giành độc lập.

C.

Dựa vào Pháp chống phong kiến xây dựng nước Việt Nam cộng hòa.

D.

Cải cách nâng cao dân sinh, dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp đánh đổ phong kiến

Câu 19

Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị (2-1930) và Luận cương chính trị (10-1930) là ở việc xác định

A.

nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.

B.

giai cấp lãnh đạo và phương pháp đấu tranh.

C.

 lực lượng cách mạng và phương pháp đấu tranh.

D.

phương pháp đấu tranh và nhiệm vụ cách mạng.

Câu 20

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam mang đậm tính

A.

nhân dân và chính nghĩa

B.

dân tộc và chính nghĩa

C.

chính nghĩa và lâu dài

D.

quần chúng và khoa học

Câu 21

Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất vì:

A.

Là nơi thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất

B.

Là nơi tập trung đông đảo giai cấp công nhân

C.

Là nơi có các tổ chức Đảng đông nhất trong cả nước

D.

Là nơi có truyền thống anh dũng dân tộc chống giặc ngoại xâm

Câu 22

Nguồn gốc sâu xa chung của hai cuộc cách mạng: Cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII – XIX và cách mạng khoa học – công nghệ thế kỷ XX là:

A.

Do yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.

B.

Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

C.

Do sự bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiệm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D.

Do yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.

Câu 23

Sự kiện lịch sử nào sau đây có ý nghĩa:"Mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do; kỉ nguyên nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội".

A.

Thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ (1975).

B.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945).

C.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

D.

Thắng lợi của kháng chiến chống Pháp (1954).

Câu 24

Chọn từ ngữ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: "..............đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật phát triển khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam" (Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24).

A.

 Độc lập.

B.

 Thống nhất.

C.

 Độc lập và thống nhất.

D.

 Giải phóng.

Câu 25

Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi" vì

A.

 mở đầu cho cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B.

 có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

C.

 đánh đấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ.

D.

 đánh dấu sự sụp đổ của chế độ Apácthai.

Câu 26

Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?

A.

 Buộc Mĩ phải dùng năng lượng nguyên tử phục vụ hòa bình.

B.

 Giải quyết được vấn đề khủng hoảng năng lượng.

C.

 Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

D.

 Vươn lên đứng đầu thế giới về vũ khí hạt nhân.

Câu 27

Tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 là

A.

cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B.

cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

C.

cách mạng dân chủ tư sản.

D.

cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 28

Đâu là nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật Bản đảo chính Pháp ngày 09/3/1945 ở Đông Dương?

A.

Nhật Bản tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít.

B.

mâu thuẫn Pháp – Nhật Bản càng lúc càng gay gắt.

C.

thất bại gần kề của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D.

phong trào cách mạng dâng cao gây cho Nhật Bản nhiều khó khăn.

Câu 29

Trong lúc đồng bào Nam Bộ mít tinh mừng ngày Độc lập 2–9–1945, Pháp đã có hành động gì?

A.

Cùng mít tinh với đồng bào.

B.

Bắt lính, chuẩn bị tấn công xâm lược Nam Bộ.

C.

Xả súng vào những người dự mít tinh.

D.

Cùng với quân Anh mở rộng phạm vi xâm lược Nam Bộ.

Câu 30

Tại sao nói phong trào Dân chủ 1936 –1939 đã chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám năm 1945?

A.

Vì qua phong trào các lực lượng cách mạng đã hình thành.

B.

Vì với nhiều hình thức đấu tranh phong phú đã giác ngộ được đông đảo quần chúng cách mạng.

C.

Vì qua phong trào lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trưởng thành.

D.

Vì qua phong trào quần chúng đã tích cực tham gia vào các tổ chức của Đảng.

Câu 31

Tại sao tháng 2–1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương lại quyết định tách thành 3 đảng riêng?

A.

Vì để tránh sự đàn áp của thực dân Pháp.

B.

Vì tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng mỗi nước phát huy tính chủ động.

C.

Vì thực hiện theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.

D.

Vì yêu cầu của nhân dân Lào và Campuchia.

Câu 32

Cuộc đấu tranh hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng ở miền Nam diễn ra thời gian nào?

A.

Từ năm 1954 đến năm 1957.

B.

Từ năm 1954 đến năm 1959.

C.

Từ năm 1954 đến năm 1956.

D.

Từ năm 1954 đến năm 1961.

Câu 33

Sự kiện nào đã tạo ra thời cơ thuận lợi cho cuộc cách mạng Tháng Tám ở nước ta giành thắng lợi?

A.

Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Trung Quốc.

B.

Phát xít Đức bị tiêu diệt.

C.

Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản

D.

Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.

Câu 34

Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi sau sự kiện nào?

A.

Sự kiện Trân Châu Cảng.

B.

Liên Xô tham gia chiến tranh.

C.

Mĩ tuyên chiến với Nhật.

D.

Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai.

Câu 35

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt nam diễn ra trong điều kiện lịch sử nào sau đây ?

A.

Quân phiệt Nhật tiến vào xâm lược Đông Dương.

B.

Có sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Liên Xô.

C.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng.

D.

Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.

Câu 36

Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A.

Phóng con tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất

B.

Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giớí (sau Mĩ)

C.

Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo

D.

Chế tạo thành công bom nguyên tử

Câu 37

Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A.

Các nước phương Tây

B.

Liên Xô

C.

D.

Anh

Câu 38

Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là gì?

A.

Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

B.

Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

C.

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế giữa tất cả các nước.

D.

Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.

Câu 39

Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian:

1. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội làn thứ nhất.

2. Phong trào phản đối triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Giáp Tuất dâng cao khắp cả nước.

3. Thực dân Pháp phái đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc.

4. Quân Pháp tấn công Bắc kì lần hai.

A.

1,2,4,3.

B.

3,2,1,4.

C.

3,1,2,4.

D.

2,4,1,3.

Câu 40

Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là

A.

Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia.

B.

Việt Nam, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia.

C.

Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Brunây.

D.

Malaixia, Xingapo, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán