Đề kiểm tra môn sinh học 10 chương chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào.

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 60 câu hỏi; Làm trong 70 phút; cập nhật 14/09/2017
Thời gian làm bài thi 70 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 14/09/2017
Lớp, cấp Số câu hỏi 60 câu
Lượt xem 3,200 lượt xem Lượt thi 136 lượt thi

Câu 1

Ngâm một miếng su hào có kích thước k=2x2 cm, trọng lượng p=100g trong dung dịch NaCl đặc khoảng 1 giờ thì kích thước và trong lượng của nó sẽ:

A.

k>2x2cm, p>100g.

B.

k< 2x2cm, p<100g.

C.

k = 2x2cm, p = 100g.

D.

giảm rất nhiều so với trước lúc ngâm.

Câu 2

ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là:

A.

ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

B.

ađenôzin, đường deôxiribozơ, 3 nhóm photphat.

C.

ađenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

D.

ađenin, đường đeôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.

Câu 3

Tại tế bào, ATP chủ yếu được sinh ra trong:

A.

quá trình đường phân.

B.

chuỗi truyền điện tử.

C.

chu trình Crep.

D.

chu trình Canvin.

Câu 4

Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn tạo ra nhiều ATP nhất là :

A.

đường phân.

B.

trung gian.

C.

chu trình Crep.

D.

chuỗi truyền electron hô hấp.

Câu 5

ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất  vì:

A.

nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.

B.

các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.

C.

nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.

D.

nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.

Câu 6

Khâu quan trọng trong quá trình chuyển đổi bằng năng lượng của thế giới sống là các phản ứng:

A.

ôxi hoá khử.

B.

thuỷ phân.

C.

phân giải các chất.

D.

tổng hợp các chất.

Câu 7

Đồng hoá là:

A.

tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

B.

tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

C.

quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

D.

quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Câu 8

Dị hoá là:

A.

tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

B.

tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

C.

quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

D.

quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Câu 9

Thành phần cơ bản của ezim là:

A.

lipit.

B.

axit nucleic.

C.

cacbon hiđrat.

D.

protein.

Câu 10

Khi enzim xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với:

A.

cofactơ.

B.

protein.

C.

coenzim.

D.

trung tâm hoạt động.

Câu 11

Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm:

A.

nhiệt độ tế bào.

B.

độ pH của tế bào.

C.

nồng độ cơ chất.

D.

nồng độ enzim trong tế bào.

Câu 12

Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không phải là enzim:

A.

Trypsinogen.

B.

Chymotripsinogen.

C.

Secretin.

D.

Pepsinogen.

Câu 13

Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm:

A.

nhiệt độ tế bào.

B.

độ pH của tế bào.

C.

nồng độ cơ chất.

D.

nồng độ enzim trong tế bào.

Câu 14

Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là:

A.

xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.

B.

điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.

C.

điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.

D.

điều hoà bằng ức chế ngược.

Câu 15

Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng:

A.

thuỷ phân.

B.

oxi hoá khử.

C.

tổng hợp.

D.

phân giải.

Câu 16

Đường phân là quá trình biến đổi:

A.

glucôzơ.

B.

fructôzơ.

C.

saccarôzơ.

D.

galactozơ.

Câu 17

Quá trình đường phân xảy ra ở:

A.

tế bào chất.

B.

lớp màng kép của ti thể.

C.

bào tương.

D.

cơ chất của ti thể.

Câu 18

Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân? 

A.

Bắt đầu ôxy hoá glucôzơ.

B.

Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.

C.

Chia glucôzơ thành 2 axít pyruvíc.

D.

Tất cả các điều trên.

Câu 19

Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm:

A.

1 ATP; 2 NADH.

B.

2 ATP; 2 NADH.

C.

3 ATP; 2 NADH.

D.

2 ATP; 1 NADH.

Câu 20

Pyruvate là sản phẩm cuối của quá trình đường phân. Vậy phát biểu nào dưới đây là đúng?

A.

Trong 2 phân tử Pyruvate có ít năng lượng hơn trong 1 phân tử glucô.

B.

Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 2 phân tử Pyruvate.

C.

Pyruvate là 1 chất oxi hoá mạnh hơn CO2.

D.

Trong 6 phân tử CO2 có nhiều năng lượng hơn trong 1 phân tử Glucô.

Câu 21

Trong quá trình hô hấp tế bào, ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình là:

A.

glucozơ.

B.

axit piruvic.

C.

axetyl CoA.

D.

NADH, FADH.

Câu 22

Con đường trao đổi chất chung cho cả lên men và hô hấp nội bào là:

A.

Chu trình Krebs.

B.

Chuỗi truyền điện tử.

C.

Đường phân.

D.

Tổng hợp axetyl­CoA từ pyruvat.

Câu 23

Chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền điện tử trong sự photphorin hoá oxi hoá là:

A.

Oxi.

B.

Nước.

C.

Pyruvat.

D.

ADP.

Câu 24

Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozơ tạo ra được:

A.

2 ATP.

B.

4 ATP.

C.

20 ATP.

D.

32 ATP.

Câu 25

Một phân tử glucôzơ bị oxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Krebs, nhưng hai quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Phần năng lượng còn lại mà  tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ ở:

A.

trong FAD và NAD+.

B.

trong O2.

C.

mất dưới dạng nhiệt.

D.

trong NADH và FADH2.

Câu 26

Điện tử được tách ra từ glucôzơ trong hô hấp nội bào cuối cùng có mặt trong:

A.

ATP.

B.

Nhiệt.

C.

Glucôzơ.

D.

Nước.

Câu 27

Trong phản ứng oxi hóa khử, điện tử cần tách ra từ một phân tử và chuyển cho một phân tử khác. Câu nào sau đây là đúng? 

A.

Các điện tử được gắn vào NAD+, sau đó NAD+ sẽ mang điện tử sang một chất  nhận điện tử khác.

B.

Sự mất điện tử gọi là khử cực.

C.

NADH rất phù hợp với việc mang các điện tử.

D.

FADH2  luôn được oxi hoá đầu tiên.

Câu 28

Một phân tử glucôzơ đi vào đường phân khi không có mặt của O2 sẽ thu được:

A.

38 ATP.

B.

4 ATP.

C.

2 ATP.

D.

0 ATP, bởi vì tất cả điện tử nằm trong NADH.

Câu 29

Kết thúc quá trình đường phân, tế bào thu được số phân tử ATP là:

A.

1.

B.

2.

C.

3.

D.

4.

Câu 30

Từ 1 phân tử glucôzơ sản xuất ra hầu hết các ATP trong:

A.

chu trình Crep.

B.

chuỗi truyền êlectron hô hấp.

C.

đường phân.

D.

cả A,B và C.

Câu 31

Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm:

A.

1 ATP; 2 NADH.

B.

2 ATP; 2 NADH.

C.

3 ATP; 2 NADH.

D.

2 ATP; 1 NADH.

Câu 32

Trong quá trình hô hấp tế bào, ở giai đoạn chu trình Crep, nguyên liệu tham gia trực tiếp vào chu trình Crep là:

A.

glucozơ.

B.

axit piruvic.

C.

axetyl CoA.

D.

NADH, FADH.

Câu 33

Trong quá trình hô hấp tế bào, từ 1 phân tử glucozơ tạo ra được:

A.

2 ATP.

B.

4 ATP.

C.

20 ATP.

D.

32 ATP.

Câu 34

Chuỗi truyền êlectron hô hấp diễn ra ở:

A.

màng trong của ti thể.

B.

màng ngoài của ti thể.

C.

màng lưới nội chất trơn.

D.

màng lưới nội chất hạt.

Câu 35

ở tế bào thực vật ATP được tạo ra trong sự phản ứng với ánh sáng. Chuỗi truyền điện tử liên quan đến quá trình này được định vị ở:

A.

strôma của lục lạp.

B.

màng thylacoid của lục lạp.

C.

màng trong của ti thể.

D.

cytosol.

Câu 36

Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào:

A.

hàm lượng oxy trong tế bào.

B.

tỉ lệ giữa CO2/O2.

C.

nồng độ cơ chất.

D.

nhu cầu năng lượng của tế bào.

Câu 37

Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ:

A.

sự có mặt của các nguyên tử Hyđro.

B.

sự có mặt của cácphân tử CO2.

C.

vai trò xúc tác của các enzim hô hấp.

D.

vai trò của các phân tử ATP.

Câu 38

Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ:

A.

sự có mặt của các nguyên tử Hyđro.

B.

sự có mặt của cácphân tử CO2.

C.

vai trò xúc tác của các enzim hô hấp.

D.

vai trò của các phân tử ATP.

Câu 39

Trong quá trình chuyển hoá các chất, lipít bị phân giải thành:

A.

axít amin.

B.

axit nuclêic.

C.

axit béo.

D.

glucozo.

Câu 40

Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong:

A.

lizôxôm.

B.

ti thể.

C.

lạp thể.

D.

lưới nội chất.

Câu 41

Trong hô hấp hiếu khí, glucô được chuyển hoá thành pyruvatte ở bộ phận:

A.

màng trong của ti thể.

B.

tế bào chất.

C.

màng ngoài của ti thể.

D.

dịch ti thể.

Câu 42

Quá trình hô hấp có ý nghĩa sinh học là:

A.

đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển.

B.

tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống cho tế bào và cơ thể.

C.

chuyển hoá gluxit thành CO2, H2O và năng lượng.

D.

thải các chất độc hại ra khỏi tế bào.

Câu 43

Khả năng hoá tổng hợp có ở một số:

A.

thực vật bậc cao.

B.

tảo.

C.

nấm.

D.

vi khuẩn.

Câu 44

Hoá tổng hợp là khả năng oxi hoá các chất:

A.

hữu cơ lấy năng lượng tổng hợp cacbonhiđrat.

B.

hữu cơ lấy năng lượng tổng hợp protein.

C.

vô cơ lấy năng lượng tổng hợp cacbonhiđrat.

D.

vô cơ lấy năng lượng tổng hợp protein.

Câu 45

Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là:

A.

O2.

B.

CO2..

C.

ATP, NADPH.

D.

cả A, B, C.

Câu 46

Quang hợp là quá trình:

A.

biến đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hoá học.

B.

biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp.

C.

tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O) với sự tham gia của ánh sáng và diệp lục.

D.

 cả A,B và C.

Câu 47

Loại sắc tố quang hợp mà cơ thể thực vật nào cũng có là:

A.

clorophin a.

B.

clorophin b.

C.

carotenoit.

D.

phicobilin.

Câu 48

Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ:

A.

tổng hợp glucôzơ.

B.

hấp thụ năng lượng ánh sáng.

C.

thực hiện quang phân li nước.

D.

tiếp nhận CO2.

Câu 49

Quang hợp chỉ được thực hiện ở:

A.

tảo, thực vật, động vật.

B.

tảo, thực vật, nấm.

C.

tảo, thực vật và một số vi khuẩn.

D.

tảo, nấm và một số vi khuẩn.

Câu 50

Pha sáng của quang hợp diễn ra ở:

A.

chất nền của lục lạp.

B.

chất nền của ti thể.

C.

màng tilacôit của lục lạp.

D.

màng ti thể.

Câu 51

Nước tham gia vào pha sáng quang hợp với vai trò cung cấp:

A.

năng lượng.

B.

oxi.

C.

electron và hiđro.

D.

cả A, B, C.

Câu 52

Oxi được giải phóng trong :

A.

pha tối nhờ quá trình phân li nước.

B.

pha sáng nhờ quá trình phân li nước.

C.

pha tối nhờ quá trình phân li CO2.

D.

pha sáng nhờ quá trình phân li CO2.

Câu 53

Trong quá trình quang hợp, oxy được sinh ra từ:

A.

H2O.

B.

CO2.

C.

chất diệp lục.

D.

chất hữu cơ.

Câu 54

Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời thực hiện được nhờ:

A.

lục lạp.

B.

màng tilacôit.

C.

chất nền của lục lạp.

D.

các phân tử sắc tố quang hợp.

Câu 55

Chất khí được thải ra trong quá trình quang hợp là:

A.

CO2.

B.

O2.

C.

H2.

D.

N2.

Câu 56

Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là:

A.

O2.

B.

CO2..

C.

ATP, NADPH.

D.

cả A, B, C.

Câu 57

Nước tham gia vào pha sáng quang hợp với vai trò cung cấp:

A.

năng lượng.

B.

oxi.

C.

electron và hiđro.

D.

cả A, B, C.

Câu 58

Oxi được giải phóng trong:

A.

pha tối nhờ quá trình phân li nước.

B.

pha sáng nhờ quá trình phân li nước.

C.

pha tối nhờ quá trình phân li CO2.

D.

pha sáng nhờ quá trình phân li CO2.

Câu 59

Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng có tác dụng:

A.

quang phân li nước cho các điện tử thay thế các điện tử của diệp lục bị mất.

B.

quang phân li nước giải phóng ra O2.

C.

kích thích điện tử của diệp lục ra khỏi qũi đạo.

D.

cả A, B, C.

Câu 60

Sản phẩm tạo ra trong chuỗi phản ứng sáng của quá trình quang hợp là:

A.

ATP; NADPH; O2.

B.

C6H12O6; H2O; ATP.

C.

ATP; O2; C6H12O6.

D.

H2O; ATP; O2.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán