Đề kiểm tra môn sinh học 10 chương virut và bệnh truyền nhiễm.

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 40 câu hỏi; Làm trong 50 phút; cập nhật 15/09/2017
Thời gian làm bài thi 50 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 15/09/2017
Lớp, cấp Số câu hỏi 40 câu
Lượt xem 3,009 lượt xem Lượt thi 242 lượt thi

Câu 1

Virut là:

A.

một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào.

B.

chỉ có vỏ là prôtêin và lõi là axit nuclêic.

C.

sống kí sinh bắt buộc.

D.

cả A,B và C.

Câu 2

Virut có cấu tạo gồm:

A.

vỏ prôtêin ,axit nuclêic và  có thể có vỏ ngoài.

B.

có vỏ prôtêin và ADN.

C.

có vỏ prôtêin và ARN.

D.

có vỏ prôtêin,  ARN và có thể có vỏ ngoài.

Câu 3

Hai thành phần cơ bản của tất cả các virut bao gồm:

A.

protein và axit amin.

B.

protein và axit nucleic.

C.

axit nucleic và lipit.

D.

prtein và lipit.

Câu 4

Capsome là:

A.

lõi của virut.

B.

đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.

C.

vỏ bọc ngoài virut.

D.

đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.

Câu 5

Cấu tạo của virut trần gồm có:

A.

axit nucleic và capsit.

B.

axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.

C.

axit nucleic và vỏ ngoài.

D.

capsit và vỏ ngoài.

Câu 6

Cấu tạo của 1 virion bao gồm:

A.

axit nucleic và capsit.

B.

axit nucleic và vỏ ngoài.

C.

capsit và vỏ ngoài.

D.

axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.

Câu 7

Priôn là:

A.

phân tử ARN gây nhiễm cho tế bào thực vật.

B.

phân tử protein và ADN gây nhiễm cho 1 số tế bào động vật.

C.

phân tử protein và ARN gây nhiễm cho 1 số tế bào động vật.

D.

phân tử protein gây nhiễm ở1 số tế bào động vật,không có axit nucleic.

Câu 8

Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì:

A.

tế bào có tính đặc hiệu.

B.

virut có tính đặc hiệu.

C.

virut không có cấu tạo tế bào.

D.

virut và tế bào có cấu tạo khác nhau.

Câu 9

Virut HIV gây bệnh cho người bị nhiễm loại virut này vì chúng phá huỷ các tế bào:

A.

máu.

B.

não.

C.

tim.

D.

hệ thống miễn dịch.

Câu 10

Phagơ là virut gây bệnh cho:

A.

người.

B.

động vật.

C.

thực vật.

D.

vi sinh vật.

Câu 11

Virut xâm nhiễm vào tế bào thực vậtqua vật trung gian là:

A.

ong, bướm.

B.

vi sinh vật.

C.

côn trùng.

D.

virut khác.

Câu 12

Tỷ lệ % bệnh đường hô hấp do các tác nhân virut là:

A.

60%. 

B.

70%.

C.

80%.

D.

90%.

Câu 13

Lõi của virut HIV là:

A.

ADN.

B.

ARN.

C.

ADN và ARN.

D.

protein.

Câu 14

Lõi của virut cúm là:

A.

ADN.

B.

ARN.

C.

protein.

D.

ADN và ARN.

Câu 15

Đặc điểm chỉ có ở vi rút mà không có ở vi khuẩn là:

A.

có cấu tạo tế bào.

B.

chỉ chứa ADN hoặc ARN.

C.

chứa cả ADN và ARN.

D.

chứa ribôxôm, sinh sản độc lập.

Câu 16

Hoạt động nào sau đây KHÔNG lây nhiễm HIV:

A.

bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát.

B.

dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm.

C.

quan hệ tình dục với người nhiễm.

D.

lấy máu người nhiễm truyền cho người bình thường.

Câu 17

Virut ở người và động vật có bộ gen là:

A.

ADN.

B.

ARN.

C.

ADN và ARN.

D.

ADN hoặc ARN.

Câu 18

Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng:

A.

giống chủng A.

B.

giống chủng B.

C.

vỏ giống A và B , lõi giống B.

D.

vỏ giống A, lõi giống B.

Câu 19

Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì:

A.

kích thước của nó vô cùng nhỏ bé.

B.

hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.

C.

không có hình dạng đặc thù.

D.

nó chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.

Câu 20

Các phagơ mới được tạo thành phá vỡ tế bào chủ chui ra ngoài được gọi là giai đoạn:

A.

hấp phụ.

B.

phóng thích.

C.

sinh tổng hợp.

D.

lắp ráp.

Câu 21

Trong số các vi rút sau loại  chứa ADN(hai mạch) là:

A.

vi rút khảm thuốc lá.

B.

phagơ T2.

C.

HIV.

D.

vi rút cúm.

Câu 22

Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự:

A.

hấp phụ ­- xâm nhập -­ lắp ráp -­ sinh tổng hợp ­- phóng thích.

B.

hấp phụ ­-  xâm nhập - ­ sinh tổng hợp - ­ phóng thích ­- lắp ráp

C.

hấp phụ -­ lắp ráp ­-  xâm nhập -­ sinh tổng hợp ­ phóng thích.

D.

hấp phụ­ -  xâm nhập­ - sinh tổng hợp­ -  lắp ráp­ - phóng thích.

Câu 23

Chu trình tan là chu trình:

A.

lắp axit nucleic vào protein vỏ.

B.

bơm axit nucleic vào chất tế bào.

C.

đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào.

D.

virut nhân lên và phá vỡ tế bào.

Câu 24

Quá trình tiềm tan là quá trình:

A.

virut nhân lên và phá tan tế bào.

B.

ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường.

C.

virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình.

D.

lắp axit nucleic vào protein vỏ.

Câu 25

Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV sẽ tấn công vào tế bào:

A.

hồng cầu.

B.

cơ.

C.

thần kinh.

D.

limphôT.

Câu 26

Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy virut này ở:

A.

nước tiểu, mồ hôi.

B.

máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.

C.

đờm, mồ hôi.

D.

nước tiểu, đờm, mồ hôi.

Câu 27

HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì:

A.

làm tăng lượng hồng cầu của người bệnh.

B.

làm giảm lượng hồng cầu của người bệnh.

C.

tăng tế bào bạch cầu.

D.

làm vỡ tiểu cầu.

Câu 28

Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật:

A.

kết hợp với một loại virut nữa để tấn công vật chủ.

B.

tấn công khi vật chủ đã chết.

C.

lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.

D.

tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.

Câu 29

Đối với thực vật, virut xâm nhập vào tế bào thông qua:

A.

hấp phụ trên bề mặt.

B.

hạt giống, củ, cành chiết.

C.

vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước.

D.

vết tiêm chích của côn trùng hoặc vết xước và hạt giống, củ, cành chiết.

Câu 30

Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua:

A.

các khoảng gian bào.

B.

màng lưới nội chất.

C.

cầu sinh chất.

D.

hệ mạch dẫn.

Câu 31

Virut thường không thể trực tiếp xâm nhập tế bào thực vật vì:

A.

thành tế bào thực vật rất bền vững.

B.

không có thụ thể thích hợp.

C.

kích thước lỗ màng nhỏ.

D.

cả A và C.

Câu 32

Virut gây hại cho cơ thể vật chủ vì chúng:

A.

sống kí sinh trong tế bào vật chủ.

B.

sử dụng nguyên liệu của tế bào vật chủ.

C.

phá huỷ tế bào vật chủ.

D.

cả, B và C.

Câu 33

Công nghệ sinh học đã sản xuất prôtêin dựa vào sự sinh trưởng của vi sinh vật theo:

A.

cấp số nhân.

B.

cấp số cộng.

C.

cấp số mũ.

D.

hàm log.

Câu 34

Đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV là:

A.

học sinh, sinh viên.

B.

trẻ sơ sinh.

C.

người cao tuổi, sức đề kháng yếu.

D.

người nghiện ma tuý và gái mại dâm.

Câu 35

Sự hình thành mối liên kết hoá học đặc hiệu giữa các thụ thể của virut và tế bào chủ diễn ra ở giai đoạn:

A.

hấp phụ.

B.

xâm nhập.

C.

tổng hợp.

D.

lắp ráp.

Câu 36

Sự hình thành ADN và các thành phần của phagơ chủ diễn ra ở giai đoạn:

A.

hấp phụ.

B.

xâm nhập.

C.

tổng hợp.

D.

lắp ráp.

Câu 37

Virut nhâm nhập vào tế bào chủ  diễn ra ở giai đoạn:

A.

hấp thụ.

B.

xâm nhập.

C.

tổng hợp.

D.

lắp ráp.

Câu 38

Vi khuẩn gây bệnh bằng:

A.

tiết ngoại độc tố thường là các prôtêin gây độc cho tế bào và cơ thể.

B.

tiết nội độc tố do các tế bào vi khuẩn (gram âm) khi mất thành tế bào, gây độc cho tế bào và cơ thể.

C.

cách làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể nên gây ra các bệnh cơ hội.

D.

cả A, B và C.

Câu 39

Biến dị di truyền ở các loài vi khuẩn có thể được tạo ra bằng những cơ chế:

A.

đột biến, biến nạp, tải nạp.

B.

đột biến, biến nạp, tải nạp và tiếp hợp.

C.

biến nạp, tải nạp và tiếp hợp.

D.

đột biến, biến nạp, và tiếp hợp.

Câu 40

Miễn dịch thể dịch là miễn dịch:

A.

mang tính bẩm sinh.

B.

sản xuất ra kháng thể.

C.

có sự tham gia của tế bào T độc.

D.

sản xuất ra kháng nguyên.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán