Đề kiểm tra môn sinh học lớp 10 chương 2 : cấu trúc của tế bào (2)

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 38 câu hỏi; Làm trong 50 phút; cập nhật 13/09/2017
Thời gian làm bài thi 50 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 13/09/2017
Lớp, cấp Số câu hỏi 38 câu
Lượt xem 2,386 lượt xem Lượt thi 199 lượt thi

Câu 1

Ribôxôm định khu:

A.

trên bộ máy Gôngi.

B.

trong lục lạp.

C.

trên mạng lưới nội chất hạt.

D.

trên mạng lưới nội chất trơn.

Câu 2

Lục lạp là loại bào quan chỉ có ở tế bào:

A.

thực vật.

B.

động vật.

C.

vi khuẩn.

D.

nấm.

Câu 3

Các bào quan có axitnucleic là:

A.

ti thể và không bào.

B.

không bào và lizôxôm.

C.

lạp thể và lizôxôm.

D.

ti thể và lạp thể.

Câu 4

Số lượng lục lạp và ti thể trong tế bào được gia tăng nhờ:

A.

tổng hợp mới.

B.

phân chia.

C.

di truyền.

D.

sinh tổng hợp mới và phân chia.

Câu 5

Tế bào thực vật không có trung tử nhưng vẫn tạo thành thoi vô sắc để các nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào là nhờ:

A.

các vi ống.

B.

ti thể.

C.

lạp thể.

D.

mạch dẫn.

Câu 6

Sự khác biệt chủ yếu giữa không bào và túi tiết là:

A.

không bào di chuyển tuơng đối chậm còn túi tiết di chuyển nhanh.

B.

màng không bào dày, còn màng túi tiết mỏng.

C.

màng không bào giàu cácbonhiđrat, còn màng túi tiết giàu prôtêin.

D.

không bào nằm gần nhân, cond túi tiết nằm gần bộ máy Gôngi.

Câu 7

Bộ máy Gôngi không có chức năng:

A.

gắn thêm đường vào prôtêin.

B.

bao gói các sản phẩm tiết.

C.

tổng hợp lipit.

D.

tạo ra glycôlipit.

Câu 8

Loại tế bào cho phép nghiên cứu lizôxôm 1 cách dễ dàng nhất là:

A.

tế bào thần kinh.

B.

tế bào cơ.

C.

tế bào lá của thực vật.

D.

tế bào bạch cầu có khả năng thực bào.

Câu 9

Ở người, loại tế bào có nhiều lizoxom nhất là:

A.

biểu bì.

B.

cơ tim.

C.

hồng cầu.

D.

bạch cầu.

Câu 10

Grana là cấu trúc có trong bào quan :

A.

ti thể.

B.

trung thể.

C.

lục lạp.

D.

lizoxom.

Câu 11

Nhiều tế bào động vật được ghép nối với nhau một cách chặt chẽ nhờ:

A.

các bó vi ống.

B.

các bó vi sợi.

C.

các bó sợi trung gian.

D.

chất nền ngoại bào.

Câu 12

Ở tế bào thực vật, bào quan chứa enzim phân huỷ các axit béo thành đường là:

A.

lizôxôm.

B.

ribôxôm.

C.

lục lạp.

D.

glioxixôm.

Câu 13

Bộ phận của tế bào thực vật có thành phần chính là xenlulôzơ là:

A.

màng sinh chất.

B.

màng nhân.

C.

lục lạp.

D.

thành tế bào.

Câu 14

Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm:

A.

nhân, ribôxôm, lizôxôm.

B.

nhân, ti thể, lục lạp.

C.

ribôxôm, ti thể, lục lạp.

D.

lizoxôm, ti thể, peroxixôm.

Câu 15

Trong tế bào, các bào quan chỉ có 1 lớp màng bao bọc là:

A.

ti thể, lục lạp.

B.

ribôxôm, lizôxôm.

C.

lizôxôm, perôxixôm.

D.

perôxixôm, ribôxôm.

Câu 16

Trong tế bào, bào quan không có màng bao bọc là:

A.

lizôxôm.

B.

perôxixôm.

C.

gliôxixôm.

D.

ribôxôm.

Câu 17

Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải " cắt " chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là:

A.

lưới nội chất.

B.

lizôxôm.

C.

ribôxôm.

D.

ty thể.

Câu 18

Khung xương tế bào được tạo thành từ:

A.

các vi ống theo công thức 9+2.

B.

9 bộ ba vì ông xếp thành vòng.

C.

9 bộ hai vi xếp thành vòng.

D.

vi ống, vi sợi, sợi trung gian.

Câu 19

Các prôtêin được vận chuyển từ nơi tổng hợp tới màng sinh chất trên:

A.

chuyển động của tế bào chất.

B.

các túi tiết.

C.

phức hợp prôtêin – cácbonhiđrat mang các tín hiệu dẫn đường trong cytosol.

D.

các thành phần của bộ xương trong tế bào.

Câu 20

Những chất có thể đi qua lớp phôtpholipit kép của màng tế bào(màng sinh chất) nhờ sự khuyếch tán là:

A.

những chất tan trong lipít.

B.

chất có kích thước nhỏ không tích điện và không phân cực.

C.

các đại phân tử Protein có kích thước lớn.

D.

A và B.

Câu 21

Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách:

A.

xuất bào, ẩm bào hay thực bào.

B.

xuất bào, ẩm bào, thực bào, khuếch tán.

C.

xuất bào, ẩm bào, khuếch tán.

D.

ẩm bào, thực bào, khuếch tán.

Câu 22

Các ion có thể qua màng tế bào bằng cách:

A.

có thể khuyếch tán qua kênh Prôtein (theo chiều Gradien nồng độ).

B.

có thể vận chuyển (chủ động) qua kênh Prôtein ngược chiều Gradien nồng độ.

C.

có thể nhờ sự khuyếch tán  theo hiện tượng vật lý.

D.

​​​A và B.

Câu 23

Các prôtêin được vận chuyển từ nơi tổng hợp tới màng tế bào bằng:

A.

sự chuyển động của tế bào chất.

B.

các túi tiết.

C.

phức hợp prôtêin – cácbonhiđrat mang các tín hiệu dẫn đường trong cytosol.

D.

các thành phần của bộ xương trong tế bào.

Câu 24

Sự khuếch tán của các sợi phân tử nước qua màng được gọi là :

A.

vận chuyển chủ động.

B.

vận chuyển tích cực.

C.

vận chuyển qua kênh.

D.

sự thẩm thấu.

Câu 25

Vận chuyển thụ động :

A.

cần tiêu tốn năng lượng.

B.

không cần tiêu tốn năng lượng.

C.

cần có các kênh protein.

D.

cần các bơm đặc biệt trên màng.

Câu 26

Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng:

A.

vận chuyển chủ động.

B.

vận chuyển thụ động.

C.

nhập bào.

D.

xuất bào.

Câu 27

Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là:

A.

vận chuyển thụ động.

B.

vận chuyển chủ động.

C.

xuất nhập bào.

D.

khuếch tán trực tiếp.

Câu 28

Khi khuếch tán qua kênh, protein vận chuyển 2 chất cùng lúc cùng chiều được gọi là vận chuyển:

A.

đơn cảng.

B.

đối cảng.

C.

đồng cảng.

D.

kép.

Câu 29

Khi khuếch tán qua kênh, mỗi loại protein vận chuyển một chất riêng được gọi là vận chuyển:

A.

đơn cảng .

B.

chuyển cảng.

C.

đồng cảng.

D.

đối cảng.

Câu 30

Khi khuếch tán qua kênh , mỗi loại protêin vận chuyển đồng thời cùng  lúc hai chất ngược chiều được gọi là vận chuyển:

A.

đơn cảng.

B.

chuyển cảng.

C.

đồng cảng.

D.

đối cảng.

Câu 31

Các chất tan được vận chuyển qua màng tế bào theo građien nồng độ được gọi là:

A.

sự thẩm thấu.

B.

sự ẩm bào.

C.

sự thực bào.

D.

sự khuếch tán.

Câu 32

Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc vào:

A.

đặc điểm của chất tan.

B.

sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.

C.

đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng.

D.

nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào.

Câu 33

Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường :

A.

ưu trương.

B.

đẳng trương.

C.

nhược trương.

D.

bão hoà.

Câu 34

Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường:

A.

ưu trương.

B.

đẳng trương.

C.

nhược trương.

D.

bão hoà.

Câu 35

Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch:

A.

saccrôzơ ưu trương.

B.

saccrôzơ nhược trương.

C.

urê ưu trương.

D.

urê nhược trương.

Câu 36

Các phân tử có kích thước lớn không thể lọt qua các lỗ màng thì tế bào đã thực hiện hình thức:

A.

vận chuyển chủ động.

B.

ẩm bào.

C.

thực bào.

D.

ẩm bào và thực bào.

Câu 37

Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho:

A.

cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh.

B.

làm cho cây héo , chết.

C.

làm cho cây chậm phát triển.

D.

làm cho cây không thể phát triển được.

Câu 38

Ngâm một miếng su hào có kích thước k=2x2 cm, trọng lượng p=100g trong dung dịch NaCl đặc khoảng 1 giờ thì kích thước và trong lượng của nó sẽ:

A.

k>2x2cm, p>100g.

B.

k< 2x2cm, p<100g.

C.

k = 2x2cm, p = 100g.

D.

giảm rất nhiều so với trước lúc ngâm.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán