Đề luyện thi môn sinh học lớp 12 chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền (3).

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 40 câu hỏi; Làm trong 50 phút; cập nhật 27/08/2017
Thời gian làm bài thi 50 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 27/08/2017
Lớp, cấp Số câu hỏi 40 câu
Lượt xem 1,983 lượt xem Lượt thi 10 lượt thi

Câu 1

Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:

A.

Phân tử ADNàsợi cơ bảnàđơn vị cơ bản nuclêôxôm àsợi nhiễm sắcàcrômatit.

B.

Phân tử ADN àđơn vị cơ bản nuclêôxôm àsợi cơ bản àsợi nhiễm sắc àcrômatit.

C.

Phân tử ADNàđơn vị cơ bản nuclêôxômàsợi nhiễm sắcàsợi cơ bản àcrômatit.

D.

Phân tử ADNàsợi cơ bảnà sợi nhiễm sắcàđơn vị cơ bản nuclêôxôm à crômatit.

Câu 2

Kỳ giữa của chu kỳ tế bào nhiễm sắc thể ở dạng:

A.

sợi cơ bản, đường kính 10 nm.

B.

sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.

C.

siêu xoắn, đường kính 300 nm.

D.

crômatít, đường kính 700 nm.

Câu 3

Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi:

A.

số lượng, hình dạng, cấu trúc nhiễm sắc thể.

B.

số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể.

C.

số lượng , hình thái nhiễm sắc thể.

D.

số lượng không đổi.

Câu 4

Nhiễm sắc thể có chức năng:

A.

lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.

B.

điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.

C.

điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quản vào các tế bào con ở pha phân bào.

D.

lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 5

Nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất di truyền của tính di truyền ở cấp độ tế bào vì chúng:

A.

lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.

B.

điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.

C.

điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quan vào các tế bào con ở pha phân bào.

D.

lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 6

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về cấu trúc của:

A.

ADN.

B.

nhiễm sắc thể.

C.

gen.

D.

các nuclêôtit.

Câu 7

Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do tác động của:

A.

tác nhân vật lí, hoá học, tác nhân sinh học.

B.

tác nhân sinh học, tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.

C.

biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào, tác nhân sinh học.

D.

tác nhân vật lí, hoá học, biến đổi sinh lí, hoá sinh nội bào.

Câu 8

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:

A.

làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND.

B.

tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

C.

làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi AND, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatít.

D.

làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.

Câu 9

Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm mất đoạn, lặp đoạn:

A.

đảo đoạn, thay thế đoạn.

B.

đảo đoạn, chuyển đoạn.

C.

thay thế đoạn, đảo đoạn.

D.

quay đoạn, thay thế đoạn.

Câu 10

Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể là:

A.

sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B.

một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

C.

một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.

D.

sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Câu 11

Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là:

A.

sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B.

một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

C.

một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.

D.

sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Câu 12

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là:

A.

sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B.

một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.

C.

một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

D.

sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Câu 13

Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể là:

A.

sự rơi rụng từng đoạn nhiễm sắc thể, làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

B.

một đoạn của nhiễm sắc thể có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó.

C.

một đoạn nhiễm sắc thể đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố gen.

D.

sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

Câu 14

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là:

A.

lặp đoạn, chuyển đoạn.

B.

mất đoạn, chuyển đoạn.

C.

đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.

D.

chuyển đoạn.

Câu 15

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể là:

A.

lặp đoạn, chuyển đoạn.

B.

mất đoạn, chuyển đoạn.

C.

đảo đoạn, chuyển đoạn.

D.

lặp đoạn, đảo đoạn.

Câu 16

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên gần nhau hơn thuộc đột biến:

A.

lặp đoạn, đảo đoạn, mất đoạn.

B.

đảo đoạn, chuyển đoạn.

C.

lặp đoạn, chuyển đoạn.

D.

mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Câu 17

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm cho các gen trở nên xa nhau hơn thuộc đột biến:

A.

lặp đoạn, đảo đoạn.

B.

lặp đoạn, chuyển đoạn.

C.

đảo đoạn, chuyển đoạn.

D.

lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Câu 18

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  làm thay đổi nhóm gen liên kết thuộc đột biến:

A.

mất đoạn.

B.

đảo đoạn.

C.

lặp đoạn.        

D.

chuyển đoạn.

Câu 19

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc ĐB :

A.

mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

B.

lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

C.

đảo đoạn mất đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn.

D.

chuyển đoạn, đảo đoạn.

Câu 20

Các hiện tượng  dẫn đến sự thay đổi vị trí gen trong phạm vi một cặp nhiễm sắc thể thuộc:

A.

lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn, tiếp hợp và trao đổi đoạn trong giảm phân.

B.

đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn , chuyển đoạn.

C.

lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

D.

chuyển đoạn, đảo đoạn, tiếp hợp.

Câu 21

Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số nhiễm sắc thể là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng:

A.

mất nhiễm sắc thể.

B.

chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C.

dung hợp 2 nhiễm sắc thể với nhau.

D.

lặp đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 22

Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hậu quả lớn nhất thuộc:

A.

mất đoạn, đảo đoạn.

B.

lặp đoạn, chuyển đoạn.

C.

đảo đoạn, lặp đoạn.

D.

mất đoạn, chuyển đoạn.

Câu 23

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể thuộc đột biến:

A.

mất đoạn. 

B.

đảo đoạn,.

C.

lặp đoạn.

D.

chuyển đoạn.

Câu 24

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật thuộc đột biến:

A.

mất đoạn.

B.

đảo đoạn,.

C.

lặp đoạn.

D.

chuyển đoạn.

Câu 25

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản của sinh vật thuộc đột biến:

A.

mất đoạn nhỏ.

B.

đảo đoạn.

C.

lặp đoạn.

D.

chuyển đoạn lớn.

Câu 26

Trong chọn giống người ta có thể loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn do áp dụng hiện tượng:

A.

mất đoạn nhỏ.

B.

đảo đoạn.

C.

lặp đoạn.

D.

chuyển đoạn lớn.    

Câu 27

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá của bộ gen là :

A.

mất đoạn, đảo đoạn.          

B.

lặp đoạn, dung hợp NST.

C.

đảo đoạn, lặp đoạn.          

D.

chuyển đoạn, mất đoạn.

Câu 28

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể  thường ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật là:

A.

mất đoạn.

B.

đảo đoạn.

C.

lặp đoạn.        

D.

chuyển đoạn.

Câu 29

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng cường hay giảm bớt sự biểu hiện tính trạng ở sinh vật là:

A.

mất đoạn.

B.

đảo đoạn.

C.

lặp đoạn.

D.

chuyển đoạn.

Câu 30

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền là :

A.

mất đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.    

B.

đảo đoạn, mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.

C.

lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

D.

chuyển đoạn, đảo đoạn.

Câu 31

Trong chọn giống người ta có thể chuyển gen từ loài này sang loài khác nhờ áp dụng hiện tượng:

A.

mất đoạn nhỏ. 

B.

đảo đoạn.

C.

lặp đoạn.

D.

chuyển đoạn nhỏ.

Câu 32

Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến,người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ABCDEDEFGH. Dạng đột biến đó là:

A.

lặp đoạn.

B.

chuyển đoạn tương hỗ.

C.

đảo đoạn.

D.

chuyển đoạn không hỗ.

Câu 33

Trên một cánh của một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật gồm các đoạn có kí hiệu như sau: ABCDEFGH. Do đột biến,người ta nhận thấy nhiễm sắc thể bị đột biến có trình tự các đoạn như sau: ADCBEDEFGH. Dạng đột biến đó là:

A.

lặp đoạn.

B.

đảo đoạn.

C.

chuyển đoạn tương hỗ.

D.

chuyển đoạn không hỗ.

Câu 34

Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc dạng đột biến:

A.

đảo đoạn ngoài tâm động.

B.

đảo đoạn có tâm động.           

C.

chuyển đoạn không tương hỗ.

D.

chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 35

Cho hai nhiễm sắc thểA. đảo đoạn ngoài tâm động.có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện  cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCBCDE*FGH thuộc dạng đột biến:

A.

lặp đoạn.

B.

chuyển đoạn tương hỗ.

C.

chuyển đoạn không hỗ.

D.

đảo đoạn.    

Câu 36

Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCE*FGH thuộc dạng đột biến:

A.

đảo đoạn ngoài tâm động.

B.

mất đoạn.

C.

đảo đoạn có tâm động.

D.

chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 37

Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ADE*FBCGH thuộc dạng đột biến:

A.

đảo đoạn ngoài tâm động.

B.

chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.

C.

đảo đoạn có tâm động.

D.

chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 38

Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột  biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOABCDE*FGH và PQ*R thuộc dạng đột biến:

A.

đảo đoạn ngoài tâm động.

B.

chuyển đoạn không tương hỗ.

C.

đảo đoạn có tâm động.

D.

chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 39

Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc dạng đột biến:

A.

đảo đoạn ngoài tâm động.

B.

chuyển đoạn không tương hỗ.

C.

đảo đoạn có tâm động.

D.

chuyển đoạn tương hỗ.

Câu 40

Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ADCBE*FGH thuộc dạng đột biến:

A.

đảo đoạn ngoài tâm động.

B.

chuyển đoạn không tương hỗ.

C.

đảo đoạn có tâm động.

D.

chuyển đoạn tương hỗ.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán