Đề luyện thi môn sinh học lớp 12 chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền (5).

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 50 câu hỏi; Làm trong 60 phút; cập nhật 28/08/2017
Thời gian làm bài thi 60 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 28/08/2017
Lớp, cấp Số câu hỏi 50 câu
Lượt xem 2,203 lượt xem Lượt thi 24 lượt thi

Câu 1

Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n = 4. Số nhiễm sắc thể có thể dự đoán ở thể tam bội là:

A.

18.

B.

8.

C.

6.

D.

4.

Câu 2

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là:

A.

18.

B.

10.

C.

8.

D.

6.

Câu 3

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. số nhiễm sắc thể ở thể tứ bội là:

A.

16.

B.

18.

C.

24.

D.

48.

Câu 4

Một tế bào mầm nguyên phân 4 lần tạo ra  tổng số nhiễm sắc thể trong các tinh nguyên bào là 144 đó là dạng đột biến:

A.

thể ba nhiễm 2n+1.

B.

2n- 1.

C.

tam bội thể 3n.

D.

thể ba nhiễm 2n+1hoặc 2n- 1.

Câu 5

Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên:

A.

cành tứ bội trên cây lưỡng bội.

B.

thể tứ bội.

C.

cành đa bội lệch.

D.

thể bốn nhiễm.

Câu 6

Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến:

A.

Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử đực và cái gặp nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp.

B.

Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, không có alen trên Yhoặc trên Y không có alen trên X đều trở thành thể đột biến ở cơ thể XY.

C.

Đột biến ở trạng thái trội a thành A hoặc đột biến nguyên ở trạng thái lặ do môi trường thay đổi chuyển thành trội.

D.

Đột biến A thành a tồn tại trong trạng thái dị hợp.

Câu 7

Đột biến nhiễm sắc thể thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến gen vì:

A.

khi phát sinh sẽ biểu hiện ngay ở một phần hay toàn bộ cơ thể và thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của sinh vật.

B.

đó là loại biến dị chỉ xảy ra trong nhân tế bào sinh vật.

C.

gồm 2 dạng là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.

D.

chỉ xuất hiện với tần số rất thấp.

Câu 8

Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAa tự thụ phấn thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:

A.

35 cao: 1 thấp.

B.

33 cao: 3 thấp.

C.

27 cao: 9 thấp.

D.

11 cao: 1 thấp.

Câu 9

Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAa giao phấn với cây có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:

A.

35 cao: 1 thấp.

B.

33 cao: 3 thấp.

C.

27 cao: 9 thấp.

D.

11 cao: 1 thấp.

Câu 10

Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cây thân cao có kiểu gen Aaa giao phấn với cây có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là:

A.

3 cao: 1 thấp.

B.

33 cao: 3 thấp.

C.

27 cao: 9 thấp.

D.

11 cao: 1 thấp.

Câu 11

Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng trội hoàn toàn so với  gen a qui định tính trạng lặn. Do hiện tượng đột biến đa bội thể trong loài ngoài các cây 2n, còn có thể có các cây 3n, 4n. Các kiểu gen có thể có ở loài thực vật trên là :

A.

AA, aa, Aa, AAA,AAa, aaa, AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.

B.

AA, aa, Aa, AAA, Aaa, AAa, aaa, AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.

C.

AA, aa, Aa, AAA,AAa, aaa, AAAA, AAAa, Aaaa, aaaa.

D.

AA, aa, Aa, AAA, Aaa, aaa, AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa.

Câu 12

Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với  gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là :

A.

35đỏ: 1 vàng.

B.

33đỏ: 3 vàng.

C.

27đỏ: 9 vàng..

D.

11đỏ: 1 vàng.

Câu 13

Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với  gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAa, kết quả phân tính đời lai là:

A.

35 đỏ: 1 vàng.

B.

33 đỏ: 3 vàng.

C.

27 đỏ: 9 vàng.

D.

11đỏ: 1 vàng.

Câu 14

Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với  gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là :

A.

11 đỏ: 1 vàng.

B.

33 đỏ: 3 vàng.

C.

27 đỏ : 9 vàng.

D.

3 đỏ : 1 vàng.

Câu 15

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n= 24, số nhiễm sắc thể dự đoán ở thể 3 nhiễm kép là:

A.

26.

B.

27.

C.

28.

D.

29.

Câu 16

Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với  gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho cây dị hợp 3n giao phấn với cây dị hợp 4n, F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A.

AAaa  x AAa.

B.

AAAa  x AAa.

C.

AAaa  x AAa.

D.

Aaaa  x AAa.

Câu 17

Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với  gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Cho cây dị hợp 4n giao phấn với nhau, F1 đồng tính cây hạt đỏ. Kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A.

AAAa  x AAAa.

B.

AAaa  x AAAa.          

C.

AAaa  x AAaa.           

D.

Aaaa  x AAAa.

Câu 18

Tính trạng là những đặc điểm:

A.

về hình thái, cấu tạo riêng biệt của cơ thể sinh vật.

B.

khác biệt về kiểu hình giữa các cá thể sinh vật.

C.

về sinh lý, sinh hoá, di truyền của sinh vật.:

D.

và đặc tính của sinh vật.

Câu 19

Tính trạng trội là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen:

A.

đồng hợp trội.

B.

dị hợp.

C.

đồng hợp và dị hợp.

D.

đồng hợp.

Câu 20

Tính trạng lặn là những tính trạng không biểu hiện ở cơ thể :

A.

lai.

B.

F1.

C.

dị hợp.

D.

đồng hợp.

Câu 21

Điều không đúng về tính trạng chất lượng là:

A.

tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục.

B.

bị chi phối bởi ít gen.

C.

hoặc ở trạng thái này hoặc ở trạng thái khác.

D.

biểu hiện liên tục, do nhiều gen chi phối.

Câu 22

Tính trạng số lượng :

A.

tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục, bị chi phối bởi ít gen.

B.

biểu hiện liên tục, do nhiều gen chi phối.

C.

tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục, do nhiều gen chi phối.

D.

tính trạng di truyền biểu hiện không liên tục và ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

Câu 23

Tính trạng trung gian là tính trạng biểu hiện ở cơ thể lai có kiểu gen dị hợp do:

A.

gen trội trong cặp gen tương ứng lấn át không hoàn toàn gen lặn.

B.

gen trội gây chết ở trạng thái dị hợp. 221.Kiểu gen là tổ hợp các gen.

C.

gen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp.

D.

ảnh hưởng của môi trường.

Câu 24

Kiểu gen là tổ hợp các gen:

A.

trong tế bào của cơ thể sinh vật.

B.

trên nhiễm sắc thể thường của tế bào sinh dưỡng.

C.

trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.

D.

trên nhiễm sắc thể giới tính của tế bào sinh dưỡng.

Câu 25

Kiểu hình là :

A.

tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể.

B.

kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường.

C.

do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.

D.

sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.

Câu 26

Tính trạng tương phản là cách biểu hiện :

A.

khác nhau của một tính trạng.

B.

khác nhau của nhiều tính trạng.

C.

giống  nhau của một tính trạng.

D.

giống nhau của nhiều tính trạng.

Câu 27

Thể đồng hợp là cơ thể mang:

A.

2 alen giống nhau của cùng một gen.

B.

2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

C.

nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

D.

2 hoặc nhiều alen khác  nhau của cùng một gen.

Câu 28

Thể dị hợp là cơ thể mang:

A.

2 alen giống nhau của cùng một gen.

B.

2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

C.

nhiều alen giống nhau của cùng một gen.

D.

2 hoặc nhiều alen khác  nhau của cùng một gen.

Câu 29

Alen là:

A.

biểu hiện của gen.

B.

một trong các trạng thái khác nhau của cùng một gen.

C.

các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit.

D.

các gen được phát sinh do đột biến.

Câu 30

Cặp alen là:

A.

hai gen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

B.

hai gen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

C.

hai gen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

D.

hai gen giống nhau hay khác nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.

Câu 31

Điểm độc đáo nhất trong nghiên cứu Di truyền của Men đen là:

A.

chọn bố mẹ thuần chủng đem lai.

B.

sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả.

C.

lai từ một đến nhiều cặp tính trạng.

D.

đã tách ra từng cặp tính trạng, theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng đó qua các thế hệ lai sử dụng lí thuyết xác suất và toán học để xử lý kết quả.

Câu 32

Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở thế hệ thứ hai:

A.

có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.

B.

đều có kiểu hình giống bố mẹ.

C.

có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn.

D.

đều có kiểu hình khác bố mẹ.

Câu 33

Điều không thuộc bản chất của qui luật phân ly của Men Đen:

A.

mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen qui định.

B.

các giao tử là giao tử thuần khiết.

C.

mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.

D.

do sự phân ly đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp.

Câu 34

Qui luật phân ly không nghiệm đúng trong điều kiện:

A.

bố mẹ thuần chủng về cặp tính trạng đem lai:

B.

số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.

C.

tính trạng do một gen qui định và chịu ảnh hưởng của môi trường.

D.

tính trạng do một gen qui định trong đó gen trội át hoàn toàn gen lặn.

Câu 35

Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ với quả vàng đời lai F2 thu được:

A.

3 quả đỏ: 1 quả vàng.

B.

đều quả đỏ.

C.

1 quả đỏ: 1 quả vàng.

D.

9 quả đỏ: 7 quả vàng.

Câu 36

Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là:

A.

3 quả đỏ: 1 quả vàng.

B.

đều quả đỏ.

C.

1 quả đỏ: 1 quả vàng.

D.

9 quả đỏ: 7 quả vàng.

Câu 37

Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai F 2 là:

A.

3 quả đỏ: 1 quả vàng. 

B.

đều quả đỏ.    

C.

5 quả đỏ: 7 quả vàng.

D.

9 quả đỏ: 7 quả vàng.

Câu 38

Khi lai gà lông đen với gà lông trắng đều thuần chủng được F1 có màu lông đốm. Tiếp tục cho gà F1 giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ 1 lông đen: 2 lông đốm: 1 lông trắng, tính trạng màu lông gà đã di truyền theo quy luật:

A.

phân ly.

B.

di truyền trội không hoàn toàn.

C.

tác động cộng gộp.

D.

tác động gen át chế.

Câu 39

Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của:

A.

lai thuận nghịch.

B.

tự thụ phấn ở thực vật.

C.

lai phân tích.

D.

lai gần.

Câu 40

Khi kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội được xác định là dị hợp, phép lai phân tích sẽ có kết quả:

A.

đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình lặn.

B.

đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trung gian.

C.

đồng tính, các cá thể con mang kiểu hình trội.           

D.

phân tính.

Câu 41

Kiểu hình F1 và F2 trong trường hợp lai một cặp tính trạng trội hoàn toàn với trội không hoàn toàn do:

A.

tính trạng phân ly riêng rẽ.

B.

ảnh hưởng của môi trường.

C.

mức lấn át của gen trội và gen lặn.

D.

các gen đã đồng hoá nhau.

Câu 42

Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là:

A.

​​​​​sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

B.

sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.

C.

các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

D.

do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 43

Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số loại giao tử F1 là:

A.

2n .

B.

3n .

C.

4n .

D.

(1/2)n.

Câu 44

Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là:

A.

2n .

B.

3n .      

C.

4n .

D.

(1/2)n.

Câu 45

Với n  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai là:

A.

2n .

B.

3n .

C.

4n .

D.

(1/2)n.

Câu 46

Với 4  cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là:

A.

9.

B.

81.

C.

72.

D.

18.

Câu 47

Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính:

A.

tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.

B.

dễ  tạo ra các biến dị di truyền.

C.

các gen có điều kiện tương tác với nhau.

D.

ảnh hưởng của môi trường.

Câu 48

Nội dung chủ yếu của định luật phân ly độc lập là:

A.

“Khi bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 9:3:3:1.”

B.

“Các cặp nhân tố di truyền(cặp alen) phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử ”.

C.

“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tinh trạng hợp thành nó”.

D.

“Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng tương phản thì F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân ly theo kiểu hình 3:1”.

Câu 49

Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là :

A.

số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.

B.

mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.

C.

các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.           

D.

các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.

Câu 50

Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; BB hoa đỏ, Bb- hoa hồng, bb- hoa trắng. Các gen di truyền độc lập. P thuần chủng: cây cao, hoa trắng x cây thấp hoa đỏ tỉ lệ kiểu hình ở F2 :

A.

1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 3 thấp đỏ:6 thấp hồng:3 thấp trắng.

B.

1 cao đỏ:2 cao hồng:1 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng.

C.

6 cao đỏ:3 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng.

D.

3 cao đỏ:6 cao hồng:3 cao trắng: 1 thấp đỏ:2 thấp hồng: 1 thấp trắng.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán