Đề luyện thi môn sinh học lớp 12 chương 2: tính quy luật của hiện tượng di truyền (7).

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 50 câu hỏi; Làm trong 60 phút; cập nhật 28/08/2017
Thời gian làm bài thi 60 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 28/08/2017
Lớp, cấp Số câu hỏi 50 câu
Lượt xem 2,803 lượt xem Lượt thi 76 lượt thi

Câu 1

Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì :

A.

chúng mẫn cảm với các yếu tố gây đột biến.

B.

cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội.

C.

cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể, đồng thời hệ thần kinh phát triển.

D.

chúng thường bị chết khi đa bội hoá.

Câu 2

Trường hợp nào dưới đây chỉ có ở thực vật mà không có ở động vật?

A.

Hợp tử.

B.

Đa bào lưỡng bội.

C.

Đa bào đơn bội.         

D.

Hợp tử luỡng bội.

Câu 3

Khi lai phân tích về 2 cặp tính trạng do 2 cặp gen chi phối đời lai xuất hiện tỉ lệ kiểu hình khác 1:1:1:1đó là hiện tượng:

A.

độc lập.

B.

liên kết không hoàn toàn.

C.

liên kết hoàn toàn.      

D.

tương tác gen.

Câu 4

Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ giao phấn với cây thấp quả vàng tỉ lệ kiểu hình ở F1 30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ, các tính trạng trên di truyền :

A.

độc lập.

B.

liên kết không hoàn toàn.

C.

liên kết hoàn toàn.

D.

tương tác gen.

Câu 5

Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với cây thấp, quả vàng. Gen A và gen B cách nhau 40 cM, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là:

A.

30% cây cao, quả đỏ: 30% cây thấp, quả trắng: 20%cây cao, quả trắng: 20% cây thấp, quả đỏ.

B.

40% cây cao, quả đỏ: 40% cây thấp, quả trắng: 10%cây cao, quả trắng: 10% cây thấp, quả đỏ.

C.

10% cây cao, quả đỏ: 10% cây thấp, quả trắng: 40%cây cao, quả trắng: 40% cây thấp, quả đỏ.

D.

20% cây cao, quả đỏ: 20% cây thấp, quả trắng: 30%cây cao, quả trắng: 30% cây thấp, quả đỏ.

Câu 6

Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho 2 cây cao, quả đỏ dị hợp tử giao phấn với nhau. Ở đời lai xuất hiện tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả trắng ở F1 là 5%, các tính trạng trên đã di truyền:

A.

độc lập.

B.

liên kết không hoàn toàn.

C.

liên kết hoàn toàn.

D.

tương tác gen.

Câu 7

Bản đồ di truyền là :

A.

trình tự sắp xếp và vị trí tương đối của các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

B.

trình tự sắp xếp và khoảng cách vật lý giữa các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

C.

vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

D.

số lượng các gen trên nhiễm sắc thể của một loài.

Câu 8

Điều không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở người là :

A.

chỉ có trong tế bào sinh dục.

B.

tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng hoàn toàn  XY.

C.

số cặp nhiễm sắc thể bằng một.

D.

ngoài các gen qui định giới tính còn có các gen qui định tính trạng thường.

Câu 9

Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng không tương đồng chứa các gen:

A.

alen.

B.

tồn tại thành từng cặp tương ứng.

C.

đặc trưng cho từng nhiễm sắc thể.

D.

di truyền tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

Câu 10

Trong cặp nhiễm sắc thể giới tính XY vùng tương đồng chứa các gen di truyền :

A.

tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

chéo.

C.

thẳng.

D.

theo dòng mẹ.

Câu 11

Trong giới dị giao XY tính trạng do các gen ở đoạn không tương đồng của X quy định di truyền:

A.

tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

chéo.

C.

thẳng. 

D.

theo dòng mẹ.

Câu 12

Trong giới dị giao XY tính trạng do các gen ở đoạn không tương đồng của Y quy định di truyền:

A.

tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

chéo.

C.

thẳng.

D.

theo dòng mẹ.

Câu 13

Bộ NST của người nam bình thường là:

A.

44A , 2X.

B.

​​​​44A , 1X , 1Y .

C.

46A , 2Y .

D.

46A ,1X , 1Y.

Câu 14

Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền:

A.

tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

chéo.

C.

thẳng.

D.

theo dòng mẹ.

Câu 15

Tính trạng có túm lông trên tai người di truyền:

A.

tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

chéo.

C.

thẳng.

D.

theo dòng mẹ.

Câu 16

Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho :

A.

thể dị giao tử.

B.

thể đổng giao tử.        

C.

cơ thể thuần chủng.

D.

cơ thể dị hợp tử.

Câu 17

Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:

A.

XX, con đực là XY.

B.

XY, con đực là XX.

C.

XO, con đực là XY.

D.

XX, con đực là XO.

Câu 18

Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:

A.

XX, con đực là XY.

B.

XY, con đực là XX.

C.

XO, con đực là XY.

D.

XX, con đực là XO.

Câu 19

Ở châu chấu cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:

A.

XX, con đực là XY.

B.

XY, con đực là XX.

C.

XO, con đực là XY.

D.

XX, con đực là XO.

Câu 20

Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là:

A.

XXX, XY.

B.

XY, XX.

C.

XO, XY.

D.

XX,  XO.

Câu 21

Ở sinh vật giới đồng giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là:

A.

XXX, XY.

B.

XY, XX.

C.

XO, XY.

D.

XX,  XXX.

Câu 22

Ở những loài giao phối(động vật có vú và người), tỉ lệ đực cái xấp xỉ1:1 vì :

A.

con cái và số con đực trong loài bằng nhau.

B.

vì số giao tử mang nhiễm sắc thể Y tương đương với số giao tử đực mang nhiễm sắc thể X.

C.

vì số giao tử đực bằng số giao tử cái.  

D.

vì sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.

Câu 23

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính là:

A.

sự kết hợp các nhiễm sắc thể trong hình thành giao tử và hợp tử.

B.

các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự phát triển cá thể.

C.

sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ.

D.

số lượng nhiễm sắc thể giới tính có trong cơ thể.

Câu 24

Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ:

A.

bà nội.

B.

bố.

C.

ông nội.

D.

mẹ.

Câu 25

Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên(Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là:

A.

XMXx  XmY.

B.

XMXx  X MY.

C.

XMXm x  XmY.

D.

XMXx  X MY.

Câu 26

Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên)thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới:

A.

chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.

B.

cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.

C.

chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.

D.

cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.

Câu 27

Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình khác nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng :

A.

nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

nằm ở ngoài nhân.

C.

nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

D.

có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 28

Kết quả của phép lai thuận nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình giống nhau ở hai giới thì gen quy định tính trạng :

A.

nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

C.

nằm ở ngoài nhân.

D.

có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 29

ADN ngoài nhân có ở những bào quan:

A.

plasmit, lạp thể, ti thể.

B.

ribôxom, lưới nội chất.

C.

nhân con, trung thể.

D.

lưới ngoại chất, lyzôxom.

Câu 30

Khi nghiên cứu di truyền qua tế bào chất, kết luận rút ra từ kết quả khác nhau giữa lai thuận và lai nghịch là :

A.

nhân tế bào có vai trò quan trọng nhất trong sự di truyền.

B.

cơ thể mẹ có vai trò quyết định các tính trạng của cơ thể con.

C.

phát hiện được tính trạng đó do gen nhân hay do gen tế bào chất.

D.

tế bào chất có vai trò nhất định trong di truyền.

Câu 31

Lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra quy luật di truyền:

A.

tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn.

B.

tương tác gen, phân ly độc lập.liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, di truền qua tế bào chất

C.

liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, di truền qua tế bào chất.

D.

trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập.

Câu 32

Kết quả của phép lai thuận nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó :

A.

nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.

C.

nằm ở ngoài nhân.

D.

có thể nằm trên nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.

Câu 33

Điều không đúng về gen (ADN) ti thể và lạp thể là :

A.

các ADN này có dạng xoắn kép, trần, mạch vòng.

B.

mã hoá cho hệ thống sinh tổng hợp prôtêin và các thành phần của ti thể, lạp thể cũng như một số prôtêin tham gia trong các chuỗi truyền điện tử trong hôháp và quang hợp.

C.

có khả năng đột biến và di truyền các đột biến đó.

D.

sự di truyền của ti thể và lạp thể hoàn toàn theo dòng mẹ.

Câu 34

Hiện tượng lá lốm đốm trắng xanh ở cây vạn niên thanh là kết quả di truyền :

A.

phân ly độc lập.

B.

trội lặn không hoàn toàn.

C.

tương tác gen.

D.

theo dòng mẹ.

Câu 35

Nhiều thực nghiệm đã chứng minh cơ sở di truyền của tính kháng thuốc là từ gen:

A.

trên nhiễm sắc thể thường.

B.

trên nhiễm sắc thể giới tính.

C.

ti thể.

D.

lạp thể.

Câu 36

Điều không đúng về di truyền qua tế bào chất là:

A.

kết quả lai thuận nghịch khác nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ và vai trò chủ yếu thuộc về tế bàochất của giao tử cái.

B.

các tính trạng di truyền không tuân theo các quy luật di truyền nhiễm sắc thể.

C.

vật chất di truyền và tế bào chất được chia đều cho các tế bào con.

D.

tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác.

Câu 37

Các quy luật di truyền phản ánh :

A.

vì sao con giống bố mẹ.

B.

xu thế tất yếu trong sự biểu hiện các tính trạng của bố mẹ ở các thế hệ con cháu.

C.

tỉ lệ các kiểu gen ở các thế hệ lai.

D.

tỉ lệ các kiểu hình ở các thế hệ lai.

Câu 38

Thường biến là những biến đổi về:

A.

kiểu hình của cùng một kiểu gen.

B.

một số tính trạng.

C.

cấu trúc di truyền.

D.

bộ nhiễm sắc thể.

Câu 39

Thường biến có đặc điểm là những biến đổi:

A.

đồng loạt, xác định, không di truyền.

B.

đồng loạt, xác định, một số trường hợp có thể di truyền.

C.

đồng loạt, không xác định, không di truyền.

D.

riêng lẻ, không xác định, di truyền.

Câu 40

Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi:

A.

không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen.

B.

phát sinh trong quá trình phát triển cá thể.

C.

không liên quan đến rối loạn phân bào.

D.

do tác động của môi trường.

Câu 41

Một trong những đặc điểm của thường biến là :

A.

không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình.

B.

thay đổi kểu gen, không thay đổi kiểu hình.

C.

thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình.

D.

không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình.

Câu 42

Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là:

A.

bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng.

B.

trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng.

C.

lợn có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.

D.

tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.

Câu 43

Nguyên nhân của thường biến là do:

A.

rối loạn trong quá trình trao đổi chất nội bào.

B.

tác động trực tiếp của điều kiện môi trường.

C.

rối loạn cơ chế phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể.

D.

tác động trực tiếp của các tác nhân vật lý và hoá học.

Câu 44

Những ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống lên cơ thể có thể tạo ra biến dị:

A.

không di truyền.

B.

tổ hợp.

C.

đột biến.

D.

di truyền.

Câu 45

Kiểu hình của cơ thể là kết quả của:

A.

sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.

B.

sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.

C.

quá trình phát sinh đột biến.

D.

sự phát sinh các biến dị tổ hợp.

Câu 46

Mức phản ứng là:

A.

khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bật lợi của môi trường.

B.

mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.

C.

giới hạn thường biến của một kiểu gen hay nhóm gen trước môi trường khác nhau.

D.

khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.

Câu 47

Yếu tố quy định mức phản ứng của cơ thể là :

A.

điều kiện môi trường.

B.

thời kỳ sinh trưởng.

C.

​​kiểu gen của cơ thể.

D.

thời kỳ phát triển.

Câu 48

Những tính trạng có mức phản ứng rộng thường là những tính trạng :

A.

chất lượng.

B.

số lượng.

C.

trội lặn không hoàn toàn.

D.

trội lặn hoàn toàn.

Câu 49

Những tính trạng có mức phản ứng hẹp thường là những tính trạng :

A.

chất lượng.

B.

số lượng.

C.

trội lặn không hoàn toàn.

D.

trội lặn hoàn toàn.

Câu 50

Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến với đột biến là thường biến:

A.

phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất.

B.

di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống.

C.

biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường.

D.

bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán