Đề thi thử THPT quốc gia lần 1 năm 2016 trường THPT Lương Văn Can - Môn Sinh Học

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 50 câu hỏi; Làm trong 90 phút; cập nhật 08/06/2016
Thời gian làm bài thi 90 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 08/06/2016
Lớp, cấp Số câu hỏi 50 câu
Lượt xem 1,762 lượt xem Lượt thi 5 lượt thi

Câu 1

Trong các hệ sinh thái, các cơ thể ở bậc dinh dưỡng cao hơn thường có tổng sinh khối ít hơn so với các loài ở bậc dinh dưỡng thấp hơn, bởi vì:

A.

Sinh khối giảm khi bậc dinh dưỡng tăng lên.

B.

Không phải mọi năng lượng đều được sinh vật chuyển hóa thành sinh khối, một phần lớn chuyển thành năng lượng nhiệt và thoát ra ngoài môi trường.

C.

Các loài động vật ăn thịt ở bậc dinh dưỡng cao nhất phải tốn nhiều năng lượng cho quá trình săn, bắt mồi.

D.

Các sinh vật sản xuất (thực vật) thường có khối lượng lớn hơn nhiều các sinh vật tiêu thụ (chim, thú).

Câu 2

Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định, tính trạng trội là trội hoàn toàn, ở phép là  \({AB \over ab}Db\)\({AB \over ab}dd\)nếu xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số 20% thì kiểu hình A-B-D- ở đời con chiếm tỉ lệ:

A.

35%.

B.

45%.

C.

33%.

D.

30%.

Câu 3

Các chu kì sinh địa hóa có vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái vì:

A.

Dòng năng lượng qua hệ sinh thái chỉ diễn ra theo một chiều và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt.

B.

Các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp hạn chế nên cần được tái tạo liên tục.

C.

Giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi hệ sinh thái.

D.

Giúp tránh sự tuyệt chủng hàng loạt và giúp duy trì nhiệt ổn định của hành tinh.

Câu 4

Để tạo ra dòng thực vật có độ thuần chủng cao ở hầu hết các tính trạng, phương pháp nào sau đây được sử dụng:

A.

Sử dụng phương pháp dung hợp tế bào trần để tạo ra các dòng tế bào thuần chủng.

B.

Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính các cơ thể thực vật để tạo thành dòng thuần chủng.

C.

Sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, sử dụng một dòng tế bào mô phân sinh sạch bệnh.

D.

Nuôi cấy hạt phấn thành cây đơn bội rồi tiến hành lưỡng bội hóa cây đơn bội thu được.

Câu 5

Nghiên cứu một quần thể chim công, người ta nhận thấy tần số alen của một locus là 0,5 A : 0,5a, tuy nhiên tần số này nhanh chóng biến đổi thành 0,7 A : 0,3a sau một thời gian rất ngắn. Nguyên nhân nào sau đây có thể giải thích hiện tượng trên?

A.

Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng a thành A.

B.

Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

C.

Sự giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

D.

Sự phát tán của một nhóm cá thể ở quần thể này sang địa phương khác.

Câu 6

Những thành tựu nào là thành tựu của công nghệ gen:
1. Tạo giống bông kháng sâu hại.
2. Sản xuất các loại thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bọ gây hại.
3. Giống cà chua có gen sản sinh etilen bất hoạt.
4. Chuột nhắt mang gen tăng trưởng của chuột cống.
5. Cừu Đoly.
6. Dê sản xuất ra tơ nhện trong sữa.
7. Tạo giống cừu có gen protein huyết tương người.

A.

1, 2, 4, 5, 7.

B.

1, 4, 5, 7.

C.

1, 4, 6, 7.

D.

1, 3, 4, 6, 7.

Câu 7

Khẳng định KHÔNG chính xác về thể đa bội:

A.

Thường có năng suất các phần sinh dưỡng cao hơn so với các giống lưỡng bội tương ứng.

B.

Có thể được tạo ra bằng phép lai giữa thể đa bội chẵn với thể lưỡng bội.

C.

Có thể phát sinh trong nguyên phân tạo ra cành đa bội trên cây lưỡng bội.

D.

Thể song nhị bội chứa vật chất di truyền của 2 loài nên không thể sinh sản được vì 2 loài cách ly sinh sản.

Câu 8

Tách dòng tế bào soma của một cá thể thực vật và nuôi cấy trong ống nghiệm, từ tế bào ban đầu, nó nguyên phân liên tiếp 5 lần, ở kỳ sau của lần phân bào 5, người ta thấy có 544 nhiễm sắc thể đơn trong tất cả các tế bào. Đối với cá thể nghiên cứu, hiện tượng có xác suất lớn nhất đã xảy ra là:

A.

Đột biến tam nhiễm hoặc đơn nhiễm.

B.

Đột biến tam nhiễm kép hoặc đơn nhiễm kép.

C.

Đột biến tứ nhiễm hoặc khuyết nhiễm

D.

Đột biến đa bội đồng nguyên.

Câu 9

Kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh bắt đầu cách đây khoảng 444 triệu năm với đặc điểm quá trình hình thành các lục địa, mực nước biển dâng cao và khí hậu nóng ẩm, trong đó đặc điểm các sinh vật điển hình bao gồm:

A.

Sự kiện quan trọng nhất là cây có mạch xuất hiện và sự di cư của động vật lên cạn.

B.

Phân hóa bò sát và côn trùng, nhiều loài động vật biển bị tuyệt diệt.

C.

Cây hạt trần và các loài bò sát khổng lồ ngự trị mặt đất, bắt đầu phân hóa chim.

D.

Phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư và côn trùng.

Câu 10

Nhận định nào dưới đây về ung thư là KHÔNG chính xác?

A.

Các tế bào ung thư ác tính mất khả năng bám dính tạo thành mô dẫn đến khả năng di căn.

B.

Các gen mã hóa cho protein điều khiển chu kỳ tế bào bị đột biến làm giảm hàm lượng các protein điều khiển chu kỳ tế bào.

C.

Rối loạn điều khiển chu kỳ tế bào dẫn đến sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào.

D.

Các tác nhân gây đột biến đều là các tác nhân gây ung thư.

Câu 11

Trong các dạng biến dị di truyền, đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể đều được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa, trong đó đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu, vì:

A.

Phần lớn đột biến ở mức phân tử đều trung tính về mặt chọn lọc, sự tiến hóa xảy ra bằng quá trình củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính đó.

B.

Các đột biến gen lặn có hại sẽ được trung hòa trong các thể dị hợp tạo ra bởi sinh sản hữu tính.

C.

Các alen đột biến được tạo ra dù với tần số nhỏ đến đâu đi nữa sẽ không bị loại khỏi quần thể.

D.

Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể, ít gây chết hơn và khả năng di truyền cho đời sau là cao hơn.

Câu 12

Trong số các đối tượng giống vật nuôi, cây trồng chỉ ra dưới đây, đối tượng nào dễ dàng xác định được mức phản ứng của giống về một tính trạng do 1 gen chi phối?

A.

Mía đường.

B.

Lạc.

C.

Đậu tương.

D.

Bò sữa.

Câu 13

Phả hệ dưới đây mô tả một bệnh di truyền ở người, các nghiên cứu trước đó cho thấy nó do một locus đơn gen chi phối, nếu không xuất hiện các đột biến mới trong các thế hệ của gia đình nói trên, theo bạn có bao nhiêu cá thể chưa thể xác định được kiểu gen nếu không có các phân tích hóa sinh và phân tử?

A.

8

B.

3

C.

6

D.

5

Câu 14

Cơ sở khoa học chính của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào dựa trên:

A.

Tính toàn năng, khả năng sao mã của ADN, quá trình nuôi cấy kị khí.

B.

Tính toàn năng, nuôi cấy liên tục và sinh trưởng mức lũy thừa.

C.

Tính toàn năng, hiện tượng biệt hóa và hiện tượng phản biệt hóa tế bào.

D.

Quá trình phiên mã và dịch mã ở các tế bào con đều giống với các tế bào mẹ.

Câu 15

Khi nói đến kích thước của quần thể, khẳng định nào dưới đây là KHÔNG chính xác?

A.

Kích thước quần thể chính là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B.

Khi kích thước quần thể giảm đến mức tối thiểu, khả năng sinh sản của quần thể sẽ giảm sút do khả năng gặp gỡ giữa các cá thể giảm.

C.

Kích thước quần thể đạt giá trị kích thước tối đa, sự cạnh tranh cùng loài có xu hướng gia tăng.

D.

Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa, sự dao động này khác nhau giữa các loài.

Câu 16

Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Tiến hành phép lai P: \({Ab \over aB}\)XDXd x \({Ab \over aB}\)XdY, trong tổng số cá thể F1, số cá thể có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng chiếm 25,5%. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ cá thể F1 có kiểu hình lặn về một trong 3 tính trạng là:

A.

37,5%.

B.

63%

C.

49,5%.

D.

25,5%.

Câu 17

Về các nhân tố làm biến động kích thước của quần thể, nhận định KHÔNG chính xác là:

A.

Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là nhân tố chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

B.

Bên cạnh mức sinh sản và mức tử vong, sự biến động kích thước của quần thể còn chịu ảnh hưởng của hiện tượng xuất cư và nhập cư.

C.

Với mỗi quần thể mức sinh sản và mức tử vong thường ổn định và chịu chi phối bởi tiềm năng di truyền của loài mà không phụ thuộc môi trường.

D.

Khả năng cung cấp các nguồn sống của môi trường là yếu tố chi phối kích thước tối đa của quần thể.

Câu 18

Ở một loài sinh vật, xét một locus 2 alen A và a trong đó alen A là một đoạn ADN dài 306nm và 2338 liên kết hydro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Trong một tế bào soma chứa cặp alen Aa tiến hành nguyên phân liên tiếp 2 lần, số nucleotide cần thiết cho các quá trình tái bản của các alen nói trên là 2166A và 3234G. Alen a mang đột biến:

A.

Mất 2 cặp A-T.

B.

Thay thế 1 cặp A-T thành 1 cặp G-X.

C.

Mất một cặp G-X.

D.

Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.

Câu 19

Cho các hiện tượng cách ly dưới đây:
(1) Con lai giữa lừa và ngựa không có khả năng sinh sản.
(2) Chim sẽ cái không hứng thú với tiếng hót họa mi trống.
(3) Cấu tạo cơ quan sinh dục của chuột và voi khác nhau, không giao phối được.
(4) Nòi chim sẻ châu Á giao phối với chim sẻ châu Âu nhưng phôi tạo ra không phát triển được.
(5) Phượng ra hoa vào mùa hè, hoa sữa ra hoa vào mùa thu, chúng không thể giao phấn.
Các ví dụ về hiện tượng cách ly trước hợp tử bao gồm:

A.

(1); (2) và (4).

B.

(2); (3) và (5).

C.

(2); (3) và (4).

D.

(1); (3) và (5).

Câu 20

Ở một loài thực vật, hoa tím (A) là trội hoàn toàn so với hoa trắng (a); Quả vàng (b) là lặn hoàn toàn so với quả xanh (B). Hai locus cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Tiến hành phép lai giữa cây dị hợp 2 tính với cây hoa tím, quả vàng thuần chủng. Nhận định nào dưới đây là KHÔNG chính xác về kết quả của phép lai?

A.

Tỷ lệ quả vàng và quả xanh ở đời con luôn xấp xỉ nhau bất kể tần số hoán vị bằng bao nhiêu.

B.

Đời con có 4 lớp kiểu hình với tỷ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen giữa 2 locus.

C.

Nếu không có hoán vị, trong tổng số cây thu được ở đời con, cây hoa tím, quả vàng chiếm 50%.

D.

Có hai dạng cây P có kiểu hình hoa tím, quả xanh thỏa mãn phép lai nói trên.

Câu 21

Bệnh bạch tạng do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường chi phối, alen trội tương ứng quy định kiểu hình bình thường. Nghiên cứu một quần thể cho thấy, cứ 100 người bình thường thì có 1 người mang alen bệnh. Một cặp vợ chồng bình thường trong quần thể nói trên kết hôn với nhau, xác suất họ sinh đứa con đầu lòng bị bệnh là:

A.

5.10-4.

B.

2,5.10-5.

C.

5.10-5.

D.

10-4.

Câu 22

Ở một loài thực vật, sắc tố quyết màu hoa được tổng hợp theo sơ đồ sau:

nzyme A là sản phẩm của alen trội A của một locus chi phối, alen lặn không có khả năng tạo enzyme này. Enzyme B do alen trội B chi phối, alen lặn b không có khả năng tạo enzyme. Sự thiếu hụt bất kỳ enzyme nào đều khiến cho hoa có màu trắng. Tiến hành phép lai giữa hai cây có hoa màu, đời F1 thu được 2 lớp kiểu hình trong đó hoa đỏ chiếm 66%, trong số các cây hoa trắng thì cây đồng hợp lặn chiếm 47,05%. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây hoa đỏ thuần chủng ở F1 chiếm:

A.

18%.

B.

66%.

C.

34%.

D.

16%.

Câu 23

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu chứng tỏ hiện tượng trên là:

A.

Ở các dạng tế bào đều chứa 2 dạng nucleic acid đó là ADN và ARN.

B.

Trong quá trình tổng hợp protein có sự tham gia trực tiếp của các dạng ARN mà không có sự tham gia của ADN.

C.

Kích thước ARN đủ nhỏ để chứa thông tin di truyền của những sinh vật sống đơn giản đầu tiên.

D.

Các thành phần ribonucleotide dễ tổng hợp hóa học hơn so với nucleotide do vậy chắc chắn ARN có mặt trước ADN trong quá trình tiến hóa.

Câu 24

Ở một loài động vật, gen quy định tính trạng có râu nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định có râu trội hoàn toàn so với alen a quy định không râu. Cho các con đực có râu giao phối ngẫu nhiên với các con cái không râu (P), thu được F1 gồm 75% số con không râu, 25% số con có râu. Tiếp tục cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2. Theo lí thuyết,tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:

A.

3 không râu : 1 có râu.

B.

11 có râu : 1 không râu.

C.

3 không râu : 5 có râu.

D.

8 không râu : 1 có râu

Câu 25

Ở một loài động vật, do 2 locus nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau chi phối. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho lông đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho lông hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho cá thể lông hồng thuần chủng giao phấn với cá thể lông đỏ (P), thu được F1 gồm có tỷ lệ lông đỏ: lông hồng =1:1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb × AaBb
(2) aaBB × AaBb
(3) AAbb × AaBB
(4) AAbb × AABb
(5) aaBb × AaBB
(6) Aabb ×AABb
Đáp án đúng là:

A.

(2), (4), (5), (6).

B.

(1), (2), (4).

C.

(1), (2), (3), (5).

D.

(3), (4), (6).

Câu 26

Trong trường hợp P thuần chủng, tỷ lệ phân tính cả ở F1 và F2 đều là 1 : 1 xảy ra ở phương thức di truyền:

A.

Di truyền liên kết giới tính và di truyền tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể thường chi phối.

B.

Di truyền tế bào chất do các gen nằm ở ty thể hay lục lạp chi phối.

C.

Phép lai phân tích trong hiện tượng di truyền tính trạng do gen trên nhiễm sắc thể thường chi phối.

 

   

D.

Di truyền liên kết giới tính và tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính.

Câu 27

Ở một loài động vật, locus chi phối khả năng biến đổi màu sắc hòa mình vào môi trường bị đột biến dẫn đến các các thể đột biến mất khả năng ngụy trang trong môi trường. Trong trường hợp nào dưới đây thì alen đột biến nói trên bị đào thải một cách nhanh chóng nhất?

A.

Alen đột biến là alen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B.

Alen đột biến là alen trội nằm trên nhiễm sắc thể Y không có alen tương ứng trên X.

C.

Alen đột biến là alen lặn nằm trên vùng tương đồng của X và Y.

D.

Alen đột biến là alen lặn nằm trên X không có alen tương ứng trên Y.

Câu 28

Nhận định chính xác về quá trình sinh tổng hợp protein:

A.

Amino acid trực tiếp đi vào tiểu phần lớn của ribosome và được enzyme xúc tác tổng hợp liên kết peptids.

B.

Ở phần lớn tế bào sinh vật nhân sơ, bộ mã mở đầu là 3’GUA5’ mã hóa cho f- Methionine.

C.

Phần lớn các phân tử protein có hoạt động chức năng ngay ở cấu trúc bậc I.

D.

Hiện tượng polysome có thể xảy ra trên một đoạn mARN và làm tăng năng suất tổng hợp các chuỗi polypeptids khác nhau.

Câu 29

Bằng chứng sinh học tế bào được sử dụng trong việc nghiên cứu mối quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật thể hiện qua:

A.

Hầu hết các tế bào sử dụng chung một bộ mã di truyền cho quá trình dịch mã tổng hợp protein.

B.

Giữa các loài có mối quan hệ họ hàng gần, trong tế bào của chúng chứa các phân tử axit nucleic và protein có trình tự giống nhau hoặc gần giống nhau.

C.

Tất cả các tế bào đều được sinh ra bởi các tế bào trước đó, từ đây có thể thấy các tế bào đều có nguồn gốc chung.

D.

Các tế bào đều có thành phần hóa học dựa trên 4 nhóm chất chính bao gồm axit nucleic, protein, lipid và gluxit.

Câu 30

Trong một hệ sinh thái:

A.

Sự tiêu hao năng lượng sống của các sinh vật chủ yếu do hô hấp, quá trình phát nhiệt và hao phí từ các bộ phận rơi rụng.

B.

Vật chất và năng lượng luôn vận động theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng và thải vào môi trường và không được tái sử dụng.

C.

Năng lượng được truyền từ sinh vật sản xuất qua mỗi bậc dinh dưỡng một cách đầy đủ và nguyên vẹn.

D.

Năng lượng mặt trời là dạng năng lượng đầu vào duy nhất của tất cả các quần xã sinh vật.

Câu 31

Ở một thú, tiến hành lai hai cá thể lông trắng thuần chủng với nhau, được F1 toàn lông trắng. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 gồm 81,25% lông trắng: 18,75% lông vàng. Cho F1 ngẫu phối với tất cả các cá thể lông vàng ở F2 thu được đời con. Biết không xảy ra đột biến, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, theo lý thuyết tỷ lệ kiểu hình thu được ở đời sau:

A.

2 trắng : 1 vàng.

B.

7 trắng : 5 vàng

C.

3 trắng : 1 vàng.

D.

5 trắng : 3 vàng.

Câu 32

Ở một loài động vật, xét 2 locus nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính X và Y, trong đó locus thứ nhất có 3 alen và locus thứ 2 có 5 alen. Trên nhiễm sắc thể số 1 có 1 locus khác với 2 alen khác nhau. Loài động vật này ngẫu phối qua nhiều thế hệ, giá trị chọn lọc của mỗi alen là như nhau. Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa liên quan đến 3 locus nói trên trong quần thể là:

A.

225

B.

2025

C.

1215

D.

1035

Câu 33

Cho các yếu tố dưới đây:
(1) Enzyme tạo mồi.
(2) ARN polymerase.
(3) DNA polymerase.
(4) DNA khuôn.
(5) Các ribonucleotide loại A, U, G, X.
yếu tố không tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ:

A.

Chỉ (3) và (4).

B.

Chỉ (1) và (3).

C.

Chỉ (1) và (2).

D.

(3) và (5).

Câu 34

Cho 2 cá thể ruồi giấm có cùng kiểu gen và kiểu hình thân xám, cánh dài giao phối với nhau, thu được F1 có 4 loại kiểu hình, trong đó ruồi thân đen, cánh dài chiếm tỉ lệ 4,5%. Theo lý thuyết, xác suất xuất hiện ruồi đực F1 mang kiểu hình lặn ít nhất về 1 trong 2 tính trạng trên là:

A.

14,75%.

B.

33,19%.

C.

20,5%.

D.

29,5%.

Câu 35

Phát biểu nào dưới đây về chu trình sinh địa hóa là KHÔNG chính xác?

A.

Trong chu trình sinh địa hóa cacbon, một phần chúng bị lắng đọng trong các dạng trầm tích.

B.

Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.

C.

Trong chu trình sinh địa hóa nitơ, nguyên tố này được thực vật hấp thu chủ yếu dưới hai dạng là NH+4 và NO-3

D.

Chu trình sinh địa hóa chỉ xảy ra đối với các nguyên tố hay các chất có hàm lượng lớn trong cơ thể sinh vật như C, N, P hay H2O.

Câu 36

Chiều cao trung bình của một loài thực vật được chi phối bởi ít nhất 3 locus theo kiểu tương tác cộng gộp, alen trội làm tăng chiều cao cây. Ở thế hệ ban đầu, chiều cao trung bình của quần thể đạt 172cm, do sống cùng các loài cây gỗ khác nên bị che nắng. Sau nhiều thế hệ, người ta nhận thấy chiều cao trung bình của quần thể nói trên là 215cm và tần số các alen trội gia tăng. Đây là ví dụ về:

A.

Chọn lọc chống lại alen trội.

B.

Chọn lọc vận động.

C.

Chọn lọc phân hóa.

D.

Chọn lọc kiên định.

Câu 37

Ở người, tính trạng mù màu do một alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y chi phối. Xét một gia đình, bố mẹ đều bình thường nhưng sinh ra một đứa con gái bị bệnh mù màu. Nhận định nào dưới đây là chính xác khi nói về quá trình sinh sản của gia đình nói trên?

A.

Biểu hiện kiểu hình là nữ, song kiểu gen của cá thể này là XmXmY, hội chứng Kleifelter

B.

Cá thể nữ này chắc chắn khả năng sẽ truyền lại gen mù màu cho con trai do di truyền chéo.

C.

Nguyên nhân của hiện tượng là quá trình giảm phân bất thường ở người bố, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân ly trong giảm phân.

D.

Đứa con gái bị mù màu kèm theo các biểu hiện của hội chứng siêu nữ.

Câu 38

Khẳng định nào dưới đây về cấu trúc của nucleosome là chính xác?

A.

Đường kính của chuỗi polynucleosome vào khoảng 2nm

B.

Đoạn ADN cuốn vòng quanh lõi histon có chiều dài khoảng 146 cặp nucleotide.

C.

Có 4 phân tử H2A, H2B, H3 và H4 tham gia cấu tạo nên lõi histone.

D.

Nhiều nucleosome liên kết tạo thành chuỗi polynucleosome, nhiều chuỗi polynucleosome tạo thành nhiễm sắc thể.

Câu 39

Quần thể sẽ tăng trưởng kích thước theo đồ thị dạng chữ J trong điều kiện:

A.

Khả năng cung cấp các điều kiện sống không tốt, hạn chế khả năng sinh sản của loài.

B.

Khả năng cung cấp các nguồn sống đầy đủ, hoàn toàn thỏa mãn sự phát triển của quần thể.

C.

Điều kiện thức ăn đầy đủ, không gian cư trú bị giới hạn gây nên sự biến động số lượng cá thể.

D.

Khả năng cung cấp các điều kiện sống không tốt, sự di cư theo mùa thường xảy ra.

Câu 40

Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 locus gen khác nhau, mỗi locus 2 alen trội lặn hoàn toàn, trong đó cặp alen A/a và B/b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng với khoảng cách di truyền là 40cM, cặp alen D/d và G/g cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng với khoảng cách di truyền là 20cM. Tiến hành phép lai giữa các cá thể có kiểu gen dị hợp tử đều 4 tính trạng nói trên, biết rằng diễn biến giảm phân là như nhau ở giới đực và giới cái, không xảy ra đột biến, về mặt lý thuyết tỷ lệ đời con có kiểu hình trội 4 tính trạng chiếm:

A.

38,94%.

B.

21,12%.

C.

1,44%.

D.

10,62%.

Câu 41

Phát biểu KHÔNG chính xác về quá trình tiến hóa của một quần thể sinh vật?

A.

Hiện tượng nhập cư có thể làm gia tăng tốc độ tiến hóa của một quần thể nhanh chóng.

B.

Các đột biến trội có lợi với môi trường sống được củng cố nhanh chóng trong quần thể.

C.

Đối với sự tiến hóa của một quần thể, đột biến gen là nhân tố duy nhất sáng tạo ra các alen thích nghi.

D.

Nếu quần thể không xuất hiện các đột biến gen mới, quá trình tiến hóa sẽ dừng lại.

Câu 42

Rừng nhiệt đới với hiện tượng phân tầng một cách rõ rệt có ý nghĩa:

A.

Tăng sự cạnh tranh giữa các loài trong ổ sinh thái dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng nguồn sống.

B.

Làm giảm hiệu suất sử dụng các nguồn sống dẫn đến làm giảm độ đa dạng của quần xã.

C.

Làm giảm sự cạnh tranh giữa các loài bằng hiện tượng tỉa thưa tự nhiên dẫn đến giảm mật độ.

D.

Làm giảm sự cạnh tranh giữa các quần thể khác loài, nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn sống.

Câu 43

Biết rằng mỗi locus chi phối một cặp tính trạng, trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. Cho các phép lai dưới đây:
1. Aabb x aaBb
2. AaBb x Aabb
3. \( {AB\over ab} \) x \( {Ab\over aB} \)
4. \( {Ab\over ab} \) x \( {aB\over ab} \)
5. aabb x AaBb
Về mặt lý thuyết, các phép lai tạo ra 4 loại kiểu hình với tỷ lệ tương đương bao gồm:

A.

2, 3, 4.

B.

1, 2, 4.

C.

3, 4, 5.

D.

1, 4, 5.

Câu 44

Ở một loài thực vật, xét một locus 2 alen A trội hoàn toàn so với a. Tiến hành phép lai giữa các thể lệch bội, về mặt lý thuyết phép lai nào dưới đây cho tỷ lệ 3 trội : 1 lặn?

A.

Aaa x Aaa.

B.

Aaa x Aa.

C.

AAaa x AAaa.

D.

AAaa x Aaa.

Câu 45

Mối quan hệ nửa ký sinh – ký chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?

A.

Cỏ dại – lúa.

B.

Dây tơ hồng – cây nhãn.

C.

Giun đũa – lợn.

D.

Tầm gửi – cây hồng xiêm.

Câu 46

Khi đánh giá một hệ sinh thái, nhận định nào dưới đây KHÔNG chính xác?

A.

Một chuỗi thức ăn luôn được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

B.

Sự phân hóa ổ sinh thái giữa các nhóm sinh vật làm giảm nguy cơ cạnh tranh giữa chúng.

C.

Trong số các dạng vi khuẩn, có nhóm đóng vai trò là sinh vật sản xuất, có nhóm lại đóng vai trò sinh vật phân giải.

D.

Tháp năng lượng luôn có dạng đáy rộng, đỉnh hẹp.

Câu 47

Ở một loài thực vật nhiễm sắc thể có trong nội nhũ = 24. Có bao nhiêu trường hợp trong tế bào đồng thời có thể ba kép và thể một?

A.

224.

B.

168.

C.

660.

D.

726.

Câu 48

Ở loài đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không alen chi phối. Kiểu gen có mặt 2 alen A và B cho hoa màu đỏ, kiểu có một trong hai alen A hoặc B hoặc thiếu cả 2 alen thì cho hoa màu trắng. Tính trạng dạng hoa do một cặp gen qui định, D: dạng hoa kép ; d : dạng hoa đơn. Khi cho tự thụ phấn giữa F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% cây hoa đỏ, dạng kép; 6,75% cây hoa đỏ, dạng đơn; 25,5% hoa trắng, dạng kép; 18,25% cây hoa trắng, dạng đơn. Kết luận nào sau đây là đúng về đặc điểm di truyền của cây F1:

A.

Bb\({AD \over ad}\), f = 40%.

B.

Aa\({Bd \over bD}\), f = 40%.

C.

Aa\({BD\over bd}\), f = 20%.

D.

Bd\({Ad\over aD}\), f = 20%.

Câu 49

Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

A.

Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

B.

Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

C.

Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

D.

Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

Câu 50

Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là:

A.

Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.

B.

Bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.

C.

Đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh

D.

Làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán