Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa môn Lịch sử

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 40 câu hỏi; Làm trong 50 phút; cập nhật 05/08/2020
Thời gian làm bài thi 50 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 05/08/2020
Lớp, cấp Số câu hỏi 40 câu
Lượt xem 2,781 lượt xem Lượt thi 576 lượt thi

Câu 1

Thuật ngữ Tông giáo vốn dùng để chỉ đạo nào?
A. Công giáo B. Phật giáo
C. Các tôn giáo D. Tất cả đều đúng

Câu 2

Người Đan Mạch luôn muốn sáng ngày 1/1 tết khi mở cửa ra, trước cửa nhà họ là đầy:

A.

Những mảnh bát đĩa vỡ

B.

Hoa trắng

C.

Băng rôn

D.

Hoa đỏ

Câu 3

Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A.

Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng

B.

Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn

C.

Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn

D.

Tất cả đều sai

Câu 4

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp các yếu tố nào?

A.

Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân

B.

Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh

C.

Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước 

D.

Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước

Câu 5

Hội nghị Ianta được triệu tập ở đâu? Vào thời gian nào?

A.

Tại Pháp. Từ ngày 04 đến 12 tháng 4 năm 1945

B.

Tại Anh. Từ ngày 04 đến 12 tháng 2 năm 1945

C.

Tại Mĩ. Từ ngày 04 đến 12 tháng 3 năm 1945

D.

Tại Liên Xô. Từ ngày 04 đến 11 tháng 2 năm 1945

Câu 6

Chiến dịch nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp làm  phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava ? 

A.

Chiến dịch biên giới thu đông 1950

B.

Chiến d ịch biên giới Đông Xuân 1953-1954

C.

Chiến dịch Hòa Bình ,Tây  Bắc ,Thượng Lào (1951-1953)

D.

Chiến dịch Điện Biên Phủ

Câu 7

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

A.

Công nghiệp chế biến.

B.

Nông nghiệp và khai thác mỏ.

C.

Nông nghiệp và thương nghiệp.

D.

Giao thông vận tải.

Câu 8

Điểm giống nhau cơ bản giữa “Việt Nam hóa chiến tranh” và “chiến tranh cục bộ” là

A.

Đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.

B.

Đều thực hiện âm mưu “dùng người Việt trị người Việt”.

C.

Đều sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.

D.

Đều sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu.

Câu 9

Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì?

A.

Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

B.

Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C.

Tạo điều kiện cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước.

D.

Ở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử: Cả nước độc lập thống nhất cùng tiến lên xây dựng CNXH.

Câu 10

Xuân Lộc, một căn cứ trọng điểm của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông, đã bị thất thủ vào thời gian nào?

A.

9 – 4 - 1975.

B.

21 – 4 -1975.

C.

16 – 4 - 1975.

D.

17 – 4 - 1975.

Câu 11

Sau khi giành được độc lập, bước vào xây dựng đất nước, Ấn Độ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?

A.

Phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình.

B.

Phóng tàu vũ trụ vòng quanh trái đất.

C.

Trở thành nước đi  đầu trong việc nghiên cứu vũ trụ.

D.

Đưa người lên thám hiểm sao hỏa.

Câu 12

Nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

A.

Khi cải tổ đã phạm phải sai lầm, làm khủng hoảng thêm trầm trọng

B.

Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước

C.

Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập quan liêu trung bao cấp, thiếu dân chủ công bằng xã hội

D.

Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 13

Trận chiến đấu gay go, quyết liệt nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh là trận đánh nào?

A.

Trận đường số 14 - Phước Long

B.

Trận đánh Phan Rang

C.

Trận đánh Xuân Lộc

D.

Trận đánh ở sân bay Tân Sơn Nhất

Câu 14

Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là.

A.

Độc lập, tự do.  

B.

Ruộng đất, dân cày.

C.

Tự do, dân chủ.       

D.

Dân sinh, hạnh phúc.

Câu 15

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là 

A.

Đảng Cộng sản Việt Nam. 

B.

Đảng Lao Động Việt Nam. 

C.

Đảng Cộng sản Đông Dương. 

D.

Đông Dương Cộng sản Đảng. 

Câu 16

Việc Mỹ tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?

A.

Việt Nam hóa chiến tranh

B.

Đông Dương hóa chiến tranh

C.

Chiến tranh đặc biệt

D.

Chiến tranh cục bộ

Câu 17

Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là?

A.

Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến

B.

Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản

C.

Mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân với đế quốc và phong kiến

D.

Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai

Câu 18

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946 nhằm mục đích gì?

A.

Tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN trên thế giới

B.

Tránh cùng lúc đối phó với hai kẻ thù

C.

Kéo dài thời gian để chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp

D.

Nhanh chóng tiêu diệt 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc

Câu 19

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở

A.

Hà Nội

B.

Gia Định

C.

Đà Nẵng

D.

Huế

Câu 20

Sự phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa như thế nào?

A.

Hơn 100 nước thuộc địa và phụ thuộc giành được độc lập dân tộc

B.

Làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân

C.

Các quốc gia độc lập trẻ tuổi đạt nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội

D.

Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Âu - Mỹ ở các thuộc địa

Câu 21

Châu Phi được ví là “Lục địa mới trỗi dậy“ vì:

A.

Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mĩ

B.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở Châu Phi với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân

C.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ và hầu hết các nước đã giành được độc lập

D.

Phong trào giải phóng dân tộc ở đây đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

Câu 22

Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxiki (1975) là:

A.

khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia.

B.

tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học-kĩ thuật.

C.

tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

D.

xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa nhiều nước

Câu 23

Dưới đây có những phát biểu nào đúng về cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?

1.  Gắn cứu nước với duy tân đất nước và thay đổi chế độ xã hội.

2.  Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

3.  Là một phong trào duy tân đất nước rầm rộ, sôi nổi từ bắc chí nam.

4.  Xuất hiện hiện tượng một khuynh hướng cứu nước phân hóa thành những xu hướng khác nhau.

A.

1,2,3

B.

1,2,4

C.

1,3,4

D.

2,3,4

Câu 24

Sự kiện đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ là:

A.

Từ 11/1999 đến 3/2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu "Thần Châu" bay vào vũ trụ

B.

Tháng 10/2003, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 5" đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

C.

Tháng 3/2003, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 4" đưa Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ

D.

Tháng 11/1999, Trung Quốc phóng tàu "Thần Châu 1" bay vào không gian vũ trụ

Câu 25

Trong các nội dung sau đây của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương:

1. Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
2. Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
3. Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời cùng một khu vực phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
4. Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước vào tháng 7 – 1956

Có bao nhiêu nội dung quy định chia Việt Nam thành 2 quốc gia?

A.

2

B.

0

C.

3

D.

1

Câu 26

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX là?

A.

Mĩ – Liên Xô – Nhât Bản.

B.

Mĩ – Tây Âu – Liên Xô.

C.

Mĩ – Anh – Liên Xô.

D.

Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản.

Câu 27

Đặc điểm của kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là?

A.

Kinh tế phát triển nhanh.

B.

Kinh tế phát triển chậm chạp.

C.

Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

D.

Kinh tế phát triển xen lẫn với những giai đoạn suy thoái ngắn.

Câu 28

Thắng lợi nào của nhân dân ta buộc Mĩ phải đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?

A.

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

B.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968.

C.

Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972.

D.

Thắng lợi Vạn Tường (Quảng Ngãi)

Câu 29

Khu vực nào được Mĩ xem là "sân sau" của mình?

A.

 Bắc Mĩ

B.

 Mĩ Latinh

C.

 Đông Nam Á

D.

 Trung Đông.

Câu 30

Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến là

A.

giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

B.

luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C.

luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

D.

giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

Câu 31

Tổ chức nào sau đây là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?

A.

Hội Phục Việt.

B.

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C.

Việt Nam Quốc Dân đảng.

D.

Hội Hưng Nam.

Câu 32

Sau Cách mạng tháng Tám, lý do chính khiến tài chính nước ta khó khăn là

A.

chính quyền cách mạng chưa quản lý được ngân hàng Đông Dương.

B.

còn tiền nhưng rách không tiêu được.

C.

chính sách vơ vét của Pháp – Nhật.

D.

tiền bị mất giá.

Câu 33

Tình hình căng thẳng ở châu Âu giảm đi rõ rệt sau sự kiện nào?

A.

Hai cường quốc Xô – Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược .

B.

CHDC Đức và CHLB Đức ký Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức tại
Bon.

C.

Định ước Henxinki được ký giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa.

D.

Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh..

Câu 34

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?

A.

Tiến hành bao vây kinh tế

B.

Phát động “chiến tranh lạnh”

C.

Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực

D.

Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô

Câu 35

Bộ tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) đã thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung nào của Nhật Bản?

A.

Giải tán các Dai-bát-xư

B.

Cải cách ruộng đất

C.

Dân chủ hóa lao động

D.

Quốc hửu hóa các xí nghiệp nhà máy

Câu 36

Năm 1949 gắn liền với sự kiện nào dưới đây ?

A.

Khối Nato được thành lập

B.

Khối Vacsava ra đời

C.

Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập

D.

Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất

Câu 37

Thời kì Cách mạng từ 1930-1935 là thời kì:

A.

Đảng ta ra hoạt động công khai.

B.

Đảng ta hoạt động mạnh mẽ.

C.

Đảng ta hoạt động nửa công khai, nửa bí mật.

D.

Đảng ta hoạt động bí mật.

Câu 38

Quyết định Tổng khơỉ nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào Việt Nam. Đó là nội dung của nghị quyết nào?

A.

Quyết định hôi nghi TW đảng lần VII.

B.

Nghị quyết của Đảng tại Hội nghị toàn quốc (15-8-1945).

C.

Nghị quyết của Đại hội quốc dân ở Tân Trào.

D.

Nghị quyết của Ban Thường vụ TW Đảng họp ngay dêm 9-3-1945.

Câu 39

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám là gì?

A.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã dấu tranh kiên cường bất khuất.

B.

Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lức lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.

C.

Sự lănh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.

D.

Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ 2: Hồng quân Liên Xô và Đồng Minh đã đánh bại phát xít Đức-Nhật.

Câu 40

Khu vực nổi dậy và giành độc lập sớm nhất châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A.

Bắc Phi

B.

Trung Phi

C.

Đông Phi

D.

Nam Phi.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán