Ôn tập kiểm tra học kì Ngữ Văn năm học 2019 - 2020

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 30 câu hỏi; Làm trong 45 phút; cập nhật 21/05/2020
Thời gian làm bài thi 45 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 21/05/2020
Lớp, cấp Số câu hỏi 30 câu
Lượt xem 4,202 lượt xem Lượt thi 471 lượt thi

Câu 1

Bạn cho biết truyền thuyết nào thuộc thời kỳ Âu Lạc?

A.

An Dương Vương

B.

Thánh Gióng

C.

Sơn Tinh-Thủy Tinh

D.

Lạc Long Quân-Âu Cơ

Câu 2

Tài sản mà cha mẹ để lại cho Thạch Sanh là gì ?

A.

Lưỡi liềm

B.

Lưỡi cuốc

C.

Lưỡi búa

D.

Lưỡi cày

Câu 3

Trước cảnh giàu sang và uy quyền nơi phủ chúa, thái độ của tác giả ra sao?

A.

Ngạc nhiên và thán phục

B.

Thích thú

C.

Coi thường và thờ ơ

D.

Gồm a,c

Câu 4

Tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười:

A.

Châm biếm sâu cay

B.

Đả kích quyết kiệt

C.

Tự trào mang sắc thái ân hận, ngậm ngùi pha giọng tâm tình tha thiết

D.

Cả a,b,c

Câu 5

Các triều đại được nhắc đến trong lời của Qúan ông có đặc điểm gì giống nhau?

A.

Đều ở vào giai đoạn suy tàn

B.

Đều gây nhiều phiền nhiễu cho dân

C.

Có nhiều chính sách giúp cho dân an lạc

D.

Gồm a,b

Câu 6

Thể loại của “Bài ca phong cảnh Hương Sơn” là:

A.

Thơ tự do

B.

Thơ thất ngôn biến thể

C.

Hát nói

D.

Cả a,b,c đều sai

Câu 7

Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu tập trung vào mấy nội dung lớn?

A.

Hai

B.

Bốn

C.

Ba

D.

Năm

Câu 8

Trong bài chiếu, Ngô Thì Nhậm cho rằng sứ mệnh của người hiền là phải làm gì?

A.

Làm ngôi sao sáng trên trời cao

B.

Làm quân sư đắc lực cho thiên tử

C.

Làm sứ giả cho thiên tử

D.

Làm viên ngọc sáng trong không giấu đi vẻ đẹp

Câu 9

Thạch Lam không dùng âm thanh nào dưới đây để miêu tả cảnh chiều muộn nơi phố huyện?

A.

Tiếng trống thu không

B.

Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng

C.

Tiếng chó cắn ma

D.

Tiếng muỗi vo ve

Câu 10

Thị Nở là:

A.

Một cô gái trẻ

B.

Một bà góa

C.

Một cô gái xấu ”ma chê quỷ hờn”

D.

Người bán cháo hành

Câu 11

“Đời thừa” xoay quanh

A.

Bi kịch đau đớn của người nghệ sĩ có hoài bão lớn trong xã hội cũ

B.

Sự tha hóa biến chất của một số tri thức trong xã hội cũ vì danh vọng

C.

Thái độ cảm thương trân trọng của Nam Cao đối với những người tri thức

D.

Câu A&C đúng

Câu 12

Đoạn trích "Tình yêu và thù hận" có bao nhiêu nhân vật?

A.

Hai nhân vật

B.

Bốn nhân vật

C.

Sáu nhân vật

D.

Tám nhân vật

Câu 13

Nhân vật Romeo khi xuất hiện trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" (ở số thứ tự 1) đã gọi nàng Juliet là gì?

A.

Mặt trăng

B.

Bông hồng nhỏ

C.

Mặt trời

D.

Em yêu của anh

Câu 14

Tại sao nàng Juliet lại nói: "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi"?

A.

Juliet có mâu thuẫn với cha của Romeo.

B.

Hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-let có thù hận với nhau từ lâu đời.

C.

Juliet sợ Romeo lừa dối, không tin tưởng vào tình yêu của Romeo dành cho mình.

D.

Juliet muốn độc chiếm tình yêu của Romeo.

Câu 15

Lời thoại trong kịch bao gồm:

A.

Hội thoại

B.

Độc thoại

C.

Cả hai phương án trên

D.

Câu 16

Nhận định nào đúng về sáu lời thoại đầu tiên trong đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia?

A.

Là những lời độc thoại nội tâm của Juliet.

B.

Là những lời độc thoại nội tâm của Romeo.

C.

Là những lời độc thoại nội tâm của Romeo và Juliet.

D.

Là những lời đối thoại giữa hai nhân vật Romeo và Juliet.

Câu 17

Dòng nào không có trong lời nhận xét của tác giả Lê Hữu Trác ở tác phẩm Thượng kinh kí sự về căn nguyên bệnh trạng của thế tử?

A.

Luôn có phi tần chầu chực xung quanh.

B.

Ở trong chốn màn che trường phủ.

C.

Mặc quá ấm.

D.

Ăn quá no.

Câu 18

Giá trị nội dung của truyện Lục Vân Tiên thể hiện ở những điểm nào?

A.

Đề cao tình nghĩa giữa con người với nhau trong xã hội. (1)

B.

Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay cứu giúp những người gặp khó khăn. (2)

C.

Thể hiện khát vọng của con người về cuộc sống công bằng và thắng lợi của chính nghĩa. (3)

D.

Cả (1), (2), (3) đều đúng.

Câu 19

Phần nào không có trong bố cục của một bài văn tế?

A.

Kết.

B.

Lung khởi.

C.

Thích thực.

D.

Luận.

Câu 20

Qua bài Cầu hiền chiếu của Ngô Thì Nhậm, vua Quang Trung hiện lên là con người

A.

văn võ song toàn.

B.

có lòng thương dân sâu sắc.

C.

có tầm nhìn xa trông rộng.

D.

có tư tưởng cầu tiến.

Câu 21

Dòng nào không nói đúng về tác giả Thạch Lam?
A. Sinh năm 1910, tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Tường Long, là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn. B. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ.
C. Ông là người đôn hậu, điềm đạm và rất đỗi tinh tế. D. Thuở nhỏ, sống ở quê ngoại (phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương), sau đó theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.

Câu 22

Thái độ của viên quản ngục thay đổi như thế nào qua hai lần trả lời Huấn Cao: "Xin lĩnh ý" và "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" trong truyện ngắn Chữ người tử tù là gì?
A. Chuyển từ thái độ cúi đầu nghe theo sang biết ơn, kính trọng. B. Chuyển từ thái độ tức tối, không phục sang vái lạy xin lỗi vì nhận ra mình đã sai.
C. Chuyển từ thái độ tuy nghe theo nhưng gượng ép sang thái độ vừa biết ơn vừa hối lỗi. D. Chuyển từ thái độ cam chịu, gượng ép sang thái độ sùng bái.

Câu 23

Nguyễn Đình Chiểu ngụ ý thơ ca phải thể hiện được thái độ gì qua hai câu sau?

"Học theo ngòi bút chí công

Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân Thu".

                             (Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

A.

Khen chê phải công bằng.

B.

Yêu ghét phải rõ ràng.

C.

Bênh vực những người lương thiện.

D.

Lên án cái xấu xa, độc ác.

Câu 24

Trường hợp nào không phải là đối tượng miêu tả và châm biếm trong bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến?

A.

Những người đỗ tiến sĩ bằng tài năng thực sự và đem cái tài của mình ra phục vụ cho đất nước.

B.

Chính con người tác giả với thân phận éo le và tình cảnh trớ trêu của ông.

C.

Những đồ chơi hình ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ, dành cho trẻ em trong dịp tết Trung thu.

D.

Những kẻ mang danh khoa bảng mà không có thực chất, luôn vênh vang không biết liêm sỉ.

Câu 25

Câu thơ nào trong bài thơ Hầu trời thể hiện rõ nhất giọng ngông ngạo, tự đắc của nhà thơ Tản Đà khi đọc thơ cho Trời nghe?

A.

"Văn dài hơi tốt ran cung mây"

B.

"Chè Trời nhấp giọng càng tốt hơi"

C.

"Đương cơn đắc ý đọc đã thích"

D.

"Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay"

Câu 26

Dòng nào nói  không đúng về tác giả Xuân Diệu?

A.

Cha là một nhà nho quê Hà Tĩnh, quê mẹ ở Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

B.

Với gần 50 tác phẩm gồm thơ, văn, nghiên cứu phê bình, dịch thuật, ông là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam

C.

Thơ văn ông được xem như một cái gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

D.

Có thơ đăng báo từ 1935, nổi tiếng từ 1937 như một nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" (Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh).

Câu 27

Tìm những thành ngữ nói lên sự vất vả của bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" của Trần Tế Xương:

A.

 Lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước

B.

 Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

C.

 Lặn lội thân cò, năm nắng mười mưa

D.

 Năm nắng mười mưa, hờ hững như không

Câu 28

Tác giả nào được nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét là “người của hai thế kỉ”?

A.

Phan Bội Châu

B.

Tố Hữu

C.

Xuân Diệu

D.

Tản Đà

Câu 29

Phong cách Thạch Lam nghiêng về

A.

Hiện thực nghiêm ngặt.

B.

Trào phúng.

C.

Không có cốt truyện đặc biệt. Phảng phất như bài thơ đượm buồn.

D.

 Trần trụi, thô ráp như cuộc sống.

Câu 30

Con tàu ánh sáng mang tới phố huyện một thế giới mới nhưng "tiếng hành khách ồn ào khe khẽ" chuyến tàu ''không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Theo anh (chị) chi tiết ấy:

A.

Làm giảm giá trị của sự chờ đợi.

B.

Nên lược bỏ và thêm vào yếu tố lãng mạn

C.

Phù hợp với phong cách - Thạch Lam.

D.

Không phù hợp với phong cách Thạch Lam.

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán