Ôn tập kiểm tra Ngữ văn 11

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 30 câu hỏi; Làm trong 40 phút; cập nhật 21/05/2020
Thời gian làm bài thi 40 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 21/05/2020
Lớp, cấp Số câu hỏi 30 câu
Lượt xem 1,950 lượt xem Lượt thi 63 lượt thi

Câu 1

Tài sản mà cha mẹ để lại cho Thạch Sanh là gì ?

A.

Lưỡi liềm

B.

Lưỡi cuốc

C.

Lưỡi búa

D.

Lưỡi cày

Câu 2

Tại sao Lí Thông muốn kết nghĩa anh em với Thạch Sanh ?

A.

Muốn lợi dụng sức khoẻ và lòng tốt của Thạch Sanh

B.

Thương Thạch Sanh mồ côi cha mẹ quá sớm

C.

Muốn có bầu có bạn cho vui cửa , vui nhà

D.

Cảm mến tài năng , đức độ của Thạch Sanh.

Câu 3

“Trường Sơn: chí lớn ông cha / Cửu Long : lòng mẹ bao la sóng trào” Phép so sánh trong câu thơ trên thuộc loại so sánh nào ?

A. So sánh người với người B. So sánh vật với vật
C. So sánh vật với người D. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng

Câu 4

Dòng nào nói đúng nhất về vai trò thành phần chính của câu ?

A.

Là thành phần giúp cho câu hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn vẹn

B.

Là những thành phần luôn đi kèm với một số thành phần phụ

C.

 Là những thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu diễn đạt được một ý trọn vẹn

D.

Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn

Câu 5

Nội dung chính của bài “ Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi” là :

A. Miêu tả những cảnh đẹp của thiên nhiên Côn Sơn B. Cảnh Côn Sơn tuyệt đẹp nhưng cuộc sống ở đây thật là hiu quạnh
C. Cảnh Côn Sơn hoang vắng , ảm đạm ; cuộc sống thưa thớt D. Sự giao hòa giữa con người có tâm hồn thanh cao với thiên nhiên tươi đẹp

Câu 6

Đoạn trích  "Vào ph chúa Trnh"thể hiện nổi bật nhất giá trị gì

A.

Giá trị hiện thực

B.

Giá trị tinh thần

C.

Cả a, b đều đúng

D.

Cả a, b đều sai

Câu 7

“Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày một chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp” . Đặc điểm đó là của thể loại văn nào?

A.

Cáo

B.

Hịch

C.

Chiếu, biểu

D.

Tấu, sớ

Câu 8

Tác phẩm “Chí Phèo”

A.

Đậm chất trữ tình

B.

Mang chất hiện thực và tinh thần nhân đạo

C.

Mang triết lý cuộc sống, tình cảm đời thường một cách sâu sắc

D.

Chứa đựng tình cảm yêu mến các nhân vật của Nam Cao

Câu 9

Câu nào trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh cho thấy sự xa hoa của nhà chúa Trịnh được thể hiện ngay cả trong bữa ăn hàng ngày?

A.

"Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia".

B.

"Nhưng theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi".

C.

"Điếm làm bên cái hồ, có những cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp".

D.

"Đồ nghi trượng đều sơn son thiếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập đặt một cái võng điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy".

Câu 10

Tiếng "trống canh dồn" trong Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương không thông báo điều gì?

A.

Sự thao thức của con người.

B.

Sự tĩnh lặng của đêm khuya.

C.

Thời gian trôi nhanh.

D. Một điều chẳng lành sắp xảy ra.

Câu 11

Việc nhắc lại ba lần từ "khi" trong câu "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông" trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có tác dụng

A.

kể về những điều tác giả đã làm được trong cuộc đời.

B.

nhấn mạnh tầm quan trọng của bản thân tác giả đối với quốc gia, dân tộc.

C.

nhấn mạnh những công lao của tác giả đối với triều đình.

D.

nhấn mạnh một số mốc quan trọng trong sự nghiệp của tác giả.

Câu 12

Trong các câu nói về lẽ "thương" của ông Quán (Lẽ ghét thương, Nguyễn Đình Chiểu), tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật

A.

ẩn dụ.

B.

dùng điển cố.

C.

nhân hóa.

D.

điệp ngữ.

Câu 13

Đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu nằm ở đoạn nào trong cốt truyện Lục Vân Tiên?

A.

Sau khi Lục Vân Tiên bị bỏ vào rừng.

B.

Trước khi Lục Vân Tiên bị mù mắt.

C.

Trước khi Lục Vân Tiên vào trường thi.

D.

Sau khi Lục Vân Tiên vào trường thi.

Câu 14

Lúc ấy, vì nhiều lí do, nhiều sĩ phu Bắc Hà không ra làm quan cho nhà Tây Sơn (Chiếu cầu hiền, Ngô Thì Nhậm). Dòng nào không phải lí do ấy?

A.

Sợ liên lụy, phiền phức.

B.

Coi thường danh lợi.

C.

Xem Tây Sơn là "giặc", tìm cách chống lại Tây Sơn.

D. Muốn bảo toàn nhân cách nhà nho "tôi trung không thờ hai chủ".

Câu 15

Thể loại nào của Trung Quốc đã được Việt hóa trong giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XIX?

A.

Thư.

B.

Thơ Đường luật.

C.

Hành.

D.

Truyền kì.

Câu 16

Thái độ của viên quản ngục thay đổi như thế nào qua hai lần trả lời Huấn Cao: "Xin lĩnh ý" và "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh" trong truyện ngắn Chữ người tử tù là gì?
A. Chuyển từ thái độ cúi đầu nghe theo sang biết ơn, kính trọng. B. Chuyển từ thái độ tức tối, không phục sang vái lạy xin lỗi vì nhận ra mình đã sai.
C. Chuyển từ thái độ tuy nghe theo nhưng gượng ép sang thái độ vừa biết ơn vừa hối lỗi. D. Chuyển từ thái độ cam chịu, gượng ép sang thái độ sùng bái.

Câu 17

Dòng nào không nói đúng đặc điểm ngôn ngữ sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

A.

Giàu sức biểu cảm.

B.

Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa.

C.

Có tính chính xác cao.

D.

Lời thơ (văn) giản dị, mộc mạc.

Câu 18

Ý nào không được gợi ra từ câu "Trơ cái hồng nhan với nước non" trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương?

A.

Thể hiện sự tủi hổ, xót xa của tác giả khi nhận ra hoàn cảnh của mình.

B.

Thể hiện sự rẻ rúng của tác giả với nhan sắc của mình.

C.

Thể hiện sự thách thức, sự bền gan của tác giả trước cuộc đời.

D.

Thể hiện thái độ mỉa mai của tác giả khi rơi vào hoàn cảnh lẻ loi.

Câu 19

Hồ Xuân Hương đã để lại tác phẩm

A.

Thanh Hiên thi tập.

B.

Bạch Vân quốc ngữ thi tập.

C.

Lưu hương kí.

D.

Quốc âm thi tập.

Câu 20

Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?

A.

Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.

B.

Phan Bội Châu từ biệt một số băng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.

C.

Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.

D.

Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.

Câu 21

Bài thơ Hầu trời của Tản Đà được viết bằng:

A.

chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.

B.

chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.

C.

chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.

D.

chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.

Câu 22

Biểu hiện nào dưới đây về cái "ngông" của Tản Đà về sau đã trở thành một biệt danh quen thuộc của ông?

A.

Tự cho văn mình hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.

B.

 Nhận mình là người nhà Trời, xuống hạ giới thực hành "thiên lương".

C.

 Không thấy ai đáng coi là bạn tri âm của mình, ngoài Trời và chư tiên.

D.

Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".

Câu 23

Sự đối lập trong mùa xuân của đất trời với mùa xuân của con người được thể hiện qua hai câu thơ nào?

A.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật.

B.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

C.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

D.

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt

Câu 24

Tác dụng của phép lập luận so sánh trong đoạn trích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác của Ăng-ghen là gì?

A.

 Để nêu lên những đánh giá khác nhau của mọi người về cuộc đời và sự nghiệp của Mác.

B.

 Để phản bác lại những ý kiến vu khống và thái độ căm ghét Mác của một số người đương thời.

C.

Để làm nổi bật sự vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại của Mác.

D.

Để làm sáng tỏ sự đánh giá của Ăng-ghen về cuộc đời và sự nghiệp của Mác.

Câu 25

Cách giải thích nào sau đây về "diễn thuyết" là đúng?

A.

Nói về một vấn đề nào đó trước những người cùng quan điểm

B.

Trao đổi về một vấn đề nào đó với tập thể

C.

Nói trước công chúng về một vấn đề nào đó

D.

Trao đổi về một vấn đề nào đó ở nơi công cộng

Câu 26

Câu nào sau đây nhận định đúng về quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 - 1945?

A.

 Là quá trình văn học Việt Nam tiếp thu những nét mới của văn học phương Tây để làm phong phú nền văn học vốn phụ thuộc vào văn học Trung Hoa.

B.

 Là quá trình loại bỏ dần nền văn học phong kiến.

C.

Là quá trình đổi mới hệ thống thi pháp văn học Trung đại trên cơ sở tiếp thu văn hoá phương Tây mà chủ yếu là văn hoá Pháp.

D.

 Là quá trình làm cho nền văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại của thế giới.

Câu 27

Tác phẩm nào sau đây không thuộc về khuynh hướng văn học hiện thực?

A.

Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)

B.

Những sáng tác của nhóm Tự lực Văn đoàn.

C.

 Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

D.

Chí Phèo (Nam Cao)

Câu 28

Nhân tố quyết định dẫn đến việc phát triển mau lẹ của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8-1945 là gì?

A.

Do các trí thức ảnh hưởng sự học phương Tây.

B.

Do nhu cầu giải phóng dân tộc.

C.

 Do tự thân vận động của nền văn học dân tộc.

D.

Do sự nhận thức phải đổi mới của người cầm bút.

Câu 29

Con tàu ánh sáng mang tới phố huyện một thế giới mới nhưng "tiếng hành khách ồn ào khe khẽ" chuyến tàu ''không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn". Theo anh (chị) chi tiết ấy:

A.

Làm giảm giá trị của sự chờ đợi.

B.

Nên lược bỏ và thêm vào yếu tố lãng mạn

C.

Phù hợp với phong cách - Thạch Lam.

D.

Không phù hợp với phong cách Thạch Lam.

Câu 30

Nhân vật chính trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" có tâm trạng gì?

A.

 Xao xuyến khi chứng kiến phiên chợ tàn

B.

Khó hiểu thấy bóng tối thăm thẳm của vũ trụ bao la

C.

 Nhớ một thời hạnh phúc ở Hà Nội

D.

Cả A, B và C đều đúng

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán