Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12: Phong trào cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1945

In đề thi  
; Môn học: ; Lớp: ; 20 câu hỏi; Làm trong 25 phút; cập nhật 31/03/2020
Thời gian làm bài thi 25 phút
Hướng dẫn làm bài thi
Bắt đầu làm bài thi
Hãy nhấn vào nút bắt đầu để thi thử trực tuyến.
Môn học Cập nhật 31/03/2020
Lớp, cấp Số câu hỏi 20 câu
Lượt xem 2,294 lượt xem Lượt thi 226 lượt thi

Câu 1

Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một phong trào

A.

Có tính chất dân tộc

B.

Chỉ có tính dân chủ

C.

Không mang tính cách mạng

D.

Không mang tính dân tộc.

Câu 2

Nội dung nào không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?

A.

Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu

B.

Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất

C.

Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền

D.

Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu

Câu 3

Điểm khác nhau căn bản về chủ trương sách lược của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Hội nghị Trung ương tháng 7 – 1936 so với Luận cương chính trị (10 – 1930) là

A.

xác định cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.

B.

xác định vai trò của liên minh công – nông và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

C.

chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

D.

xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là chống đế quốc, chống phong kiến.

Câu 4

Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936-1939 kết thúc là?

A.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

B.

Chính phủ phái hữu cầm quyền ở Pháp, bọn phản động thuộc địa phản công phong trào CM.

C.

Liên Xô – thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.

D.

Đảng cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.

Câu 5

Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng cộng sản Đông Dương trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 là

A.

 đấu tranh ngoại giao.

B.

 đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ.

C.

 Đấu tranh vuc trang.

D.

 đấu tranh nghị trường và trên lĩnh vực báo chí.

Câu 6

Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 – 1939 là gì?

A.

 “Đánh đổ đế quốc Pháp – Đông Dương hoàn toàn độc lập”.

B.

 “Chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình”.

C.

 “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng”.

D.

 “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.

Câu 7

Kết quả nổi bật của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là gì?

A.

 Đảng Cộng sản Đông Dương được tôi luyện, trưởng thành, quần chúng được tập dượt.

B.

 Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, thực hiện một số quyền dân sinh, dân chủ.

C.

 Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.

D.

 Thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất. 

Câu 8

Qua phong trào dân chủ 1936 – 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm

A.

 về vận động quần chúng đấu tranh chính trị.

B.

 về xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.

C.

 về công tác mặt trận và vấn đề dân tộc

D.

 xây dựng mặt trận dan tộc thống nhất, kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu

Câu 9

Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939?

A.

 Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người.

B.

 Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân.

C.

 Chuẩn bị tiền đề cho Tổng khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám.

D.

 Được xem là một cuộc tập dượt chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Câu 10

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã?

A.

 rút vào bí mật, chuẩn bị cho một cao trào mới.

B.

 đòi Pháp phải trả ngay lập tức độc lập cho Việt Nam.

C.

 liên minh với Nhật để chống Pháp.

D.

 phát động quần chúng tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 11

Nghị quyết hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939 có ý nghĩa

A.

 mở đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B.

 nhấn mạnh việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

C.

 bổ sung làm rõ việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

D.

 hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 12

Trong giai đoạn cách mạng 1939-1945 Đảng ta đã xác định kẻ thù là?

A.

 Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng.

B.

 Bọn đế quốc và phát xít.

C.

 Bọn thực dân và phong kiến.

D.

 Bọn phát xít Nhật.

Câu 13

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là

A.

 đánh đuổi đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc.

B.

 đánh đổ các giai cấp bóc lột giành quyền tự do dân chủ.

C.

 lật đổ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho dân cày.

D.

 lật đổ chế độ phản động thuộc địa, cải thiện dân sinh.

Câu 14

Mục đích Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

A.

 Phá hoại nền nông nghiệp của ta.

B.

 Phát triển cây công nghiệp.

C.

 Phát triển công nghiệp.

D.

 Phục vụ chiến tranh.

Câu 15

Sự áp bức bóc lột dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật dẫn đến hậu quả gì?

A.

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với phát xít Nhật gay gắt.

B.

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.

C.

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam thực dân Pháp - Nhật sâu sắc.

D.

 Mâu thuẩn giữa toàn thể dân tộc Đông Dương với Nhật-Pháp sâu sắc.

Câu 16

Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương Đảng  tháng 11/1939 là

A.

 xác định Nhật là kẻ thù chủ yếu.

B.

 xác định hai nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc.

C.

 xác định cách mạng ruộng đất là nhiệm vụ chủ yếu.

D.

 đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 17

Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 đã chủ trương thành lập

A.

 Mặt trận dân chủ Đông Dương.

B.

 Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

C.

 Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

D.

 Mặt trận Việt Minh. 

Câu 18

Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941), Nguyễn Ái Quốc đã có chủ trương thành lập hình thức mặt trận thống nhất dân tộc có tên gọi là gì?

A.

 Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

B.

 Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C.

 Mặt trận Liên Việt.

D.

 Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.

Câu 19

Ngày 19/05/1941, Mặt trận nào ra đời?

A.

 Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B.

 Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C.

 Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

D.

 Mặt trận dân chủ Đông Dương.

Câu 20

Trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương VIII(5/1941) của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng toàn dân là

A.

 tiến hành khởi nghĩa 

B.

 chuẩn bị khởi nghĩa

C.

 xây dựng căn cứ

D.

 giác ngộ quần chúng

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán