-
Câu hỏi 1:
Nguyên nhân mang tính quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế Mỹ sau 1945
A. | áp dụng thành công các tiến bộ khoa học - kĩ thuật. | |
B. | lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. |
C. | quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh | |
D. | chính sách, biện pháp điều tiết có hiệu quả của nhà nước. |
-
Câu hỏi 2:
Ý nào sau đây không nằm nội dung Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)?
A. | Nhường cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam. | |
B. | Ta để cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Tưởng. |
C. | Hai bên ngừng ngừng bắn ở Nam Bộ... | |
D. | Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chíng riêng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. |
-
Câu hỏi 3:
Sau năm 1945, chính sách đối ngoại của Mỹ chủ yếu là thực hiện chiến lược
A. | liên minh chặt chẽ với Nhật Bản. | |
B. | toàn cầu. |
C. | cắt giảm vũ khí hạt nhân. | |
D. | cam kết và mở rộng. |
-
Câu hỏi 4:
Nguyên nhân quyết định sự thành công của cách mạng tháng Tám 1945?
A. | Liên minh công nông vững chắc | |
B. | Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta |
C. | Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh | |
D. | Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe dồng minh đánh bại, kẻ thù của nhân dân ta đã gục ngã |
-
Câu hỏi 5:
Người Việt Nam cần học tập người Nhật Bản điều gì để đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước thành công?
A. | Phát triển công nghiệp nhẹ | |
B. | Mua bằng phát minh. |
C. | Đầu tư thích đáng cho giáo dục. | |
D. | Tính kỷ luật, tác phong công nghiệp. |
-
Câu hỏi 6:
Sự kiện tiêu biểu nhất lịch sử thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng đến cách mạng nước ta?
A. | Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô Viết ra đời. | |
B. | Đảng Cộng sản Pháp thành lập năm 1920 |
C. | Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919 | |
D. | Các nước đế quốc họp chia lại thế giới |
-
Câu hỏi 7:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào
A. | giao thông vận tải. | |
B. | công nghiệp. |
C. | thương nghiệp. | |
D. | nông nghiệp. |
-
Câu hỏi 8:
Ý nào phản ánh không đúng âm mưu và thủ đoạn của Myx trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam?
A. | Dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ. | |
B. | Dồn dân lập "ấp chiến lược" |
C. | Được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn. | |
D. | Chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. |
-
Câu hỏi 9:
Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai qua các đời tổng thống là gì?
A. | Triển khai chiến lược toàn cấu làm bá chủ thế giới. | |
B. | Xác lập trật tự thế giới có lợi cho Mỹ. |
C. | Tiến hành chiến tranh thực dân mới. | |
D. | Tiến hành chiến tranh lạnh. |
-
Câu hỏi 10:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất việc giải quyết mâu thuẫn nào ở Việt Nam phải trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu?
A. | Giữa nông dân với địa chủ. | |
B. | Giữa công nhân với tư sản. |
C. | Giữa nhân Việt Nam với thực dân Pháp. | |
D. | Giữa tư sản và địa chủ |
-
Câu hỏi 11:
Ý nào sau đây không nằm trong nội dung Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11.1939?
A. | Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. | |
B. | Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh. |
C. | Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất. | |
D. | Chuyển sang hoạt động đấu tranh bí mật, bất hợp pháp. |
-
Câu hỏi 12:
Lịch sử gọi phong trào giải phóng dân tộc Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. | "Lục địa đen" | |
B. | "Lục địa mới trổi dậy" |
C. | "Lục địa bùng cháy" | |
D. | "Lục địa thức tỉnh" |
-
Câu hỏi 13:
Tổ chức chính trị nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?
A. | Hội Phục Việt. | |
B. | Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. |
C. | Hội Liên hiệp thuộc địa. | |
D. | Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. |
-
Câu hỏi 14:
Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. | An nam Cộng sản đảng. | |
B. | Đông Dương Cộng sản đảng. |
C. | Đông Dương Cộng sản liên đoàn. | |
D. | Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. |
-
Câu hỏi 15:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai sự phát triển thần kỳ Nhật Bản được biểu hiện rõ nhất là?
A. | 1960 - 1969 GDP hàng năm tăng 10,8%. | |
B. | Từ nước bại trận kinh tế bị tàn phá nặng nề, vươn lên một siêu cường kinh tế. |
C. | 1960 - 1968 kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới Tư bản. | |
D. | Những năm 70 trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. |
-
Câu hỏi 16:
Sự kiện đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn là
A. | Người đưa yêu sách tới Hội nghị Vécxai (6/1919). | |
B. | Người đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920). |
C. | Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920). | |
D. | Người sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921). |
-
Câu hỏi 17:
So với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?
A. | Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo tiền đề hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. | |
B. | Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch. |
C. | Là dấu mốc kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc , bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị thực dân. | |
D. | Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuân lợi để giành thắng lợi cuối cùng. |
-
Câu hỏi 18:
Ý nghĩa đối với Trung Quốc về sự thành lập nước CHND Trung Hoa?
A. | Hoàn thành cuộc cách mạng XHCN. | |
B. | Hoàn thành nội chiến giành lại chủ quyền dân tộc. |
C. | Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc. | |
D. | Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đưa đất nước tiến lên CNXH. |
-
Câu hỏi 19:
Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản đảng là báo
A. | Người cùng khổ. | |
B. | Thanh niên. |
C. | Nhân dân. | |
D. | Búa liềm |
-
Câu hỏi 20:
Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?
A. | Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. | |
B. | Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. |
C. | Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay. | |
D. | Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. |
-
Câu hỏi 21:
Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh sau CTTG2?
A. | Việc thành lập tổ chức VACSAVA | |
B. | Sự ra đời kế hoạch Macsan. |
C. | Việc thành lập tổ chức NATO. | |
D. | Thông điệp của Tổng thống Mỹ Truman 3.19947 tại quốc hội Mỹ. |
-
Câu hỏi 22:
Tại sao có hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
A. | 1929 do phong trào công nhân trên thế giới và trong nước phát triển. | |
B. | Do chủ nghĩa Mác - Lênin tác động mạnh vào ba tổ chức cộng sản |
C. | Do ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ là trở ngại lớn cho cách mạng | |
D. | Do sự quan tâm của Quốc Tế cộng sản đối với giai cấp công nhân Việt Nam |
-
Câu hỏi 23:
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong thời gian?
A. | 56 ngày đêm | |
B. | 57 ngày đêm |
C. | 55 ngày đêm | |
D. | 54 ngày đêm |
-
Câu hỏi 24:
Hãy xác định hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1930 - 1931?
A. | Bí mật, bất hợp pháp. | |
B. | Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. |
C. | Đấu tranh nghị trường là chủ yếu. | |
D. | Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai |
-
Câu hỏi 25:
Mục đích chủ yếu của Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam?
A. | Nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam sau CTTGT 1 | |
B. | Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra |
C. | Bù đắp những thiệt hại của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất | |
D. | Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp tuy là nước thắng trận nhưng đã để lạ hậu quả nặng nề nhất |
-
Câu hỏi 26:
1950 - 1973 tình hình kinh tế các nước Tư bản chủ yếu ở Tây Âu?
A. | Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. | |
B. | Kinh tế phát triển nhanh chóng |
C. | Kinh tế phát triển thần kỳ | |
D. | Dựa vào viện trợ Mỹ để phục hồi nền kinh tế |
-
Câu hỏi 27:
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 đối với cách mạng Việt Nam là
A. | khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân. | |
B. | khối liên minh công nông được hình thành. |
C. | Đảng cộng sản Đông Dương được công nhận là một bộ phận của Quốc tế Cộng sản. | |
D. | là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này. |
-
Câu hỏi 28:
Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 chủ yếu là
A. | công nhân, nông dân. | |
B. | tư sản, tiểu tư sản, nông dân. |
C. | các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp. | |
D. | liên minh tư sản và địa chủ. |
-
Câu hỏi 29:
Trong giai đoạn cách mạng 1939 - 1945 Đảng ta đã xác định kẻ thù là
A. | Bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng. | |
B. | Bọn đế quốc và phát xít |
C. | Bọn thực dân và phong kiến. | |
D. | Bọn phát xít Nhật. |
-
Câu hỏi 30:
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố "Mỹ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược?
A. | Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. | |
B. | Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. |
C. | Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. | |
D. | Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. |
-
Câu hỏi 31:
Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)
A. | Nhật là kẻ thù chủ yếu. | |
B. | Hai nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc. |
C. | Cách mạng ruộng đất là nhiệm vụ chủ yếu. | |
D. | Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. |
-
Câu hỏi 32:
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là
A. | Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta. | |
B. | Liên minh công nông vững chắc. |
C. | Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã | |
D. | Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
-
Câu hỏi 33:
Điểm khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và "Việt nam hóa chiến tranh" là gì?
A. | Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mỹ. | |
B. | Có sự phối hợp đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mỹ. |
C. | Dưới sự chỉ huy cuả hệ thống cố vấn quân sự Mỹ. | |
D. | Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân nguỵ. |
-
Câu hỏi 34:
Phương pháp đấu tranh cơ bản trong cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. | đấu tranh vũ trang. | |
B. | đấu tranh chính trị. |
C. | đấu tranh ngoại giao. | |
D. | đấu tranh bạo lực |
-
Câu hỏi 35:
Thắng lợi quyết định nhất của nhân dân ta trong trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) thể hiện trên mặt trận
A. | quân sự. | |
B. | chính trị. |
C. | kinh tế. | |
D. | ngoại giao. |
-
Câu hỏi 36:
Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế
A. | bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận. | |
B. | vô cùng khó khăn như "ngàn cân treo sợi tóc". |
C. | được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. | |
D. | khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân. |
-
Câu hỏi 37:
Lực lượng nào của ta giữ vai trò chủ yếu khi tiến hành cuộc chiến đấu ở Hà Nội?
A. | Trung đoàn Thủ đô. | |
B. | Việt Nam giải phóng quân. |
C. | Vệ quốc quân. | |
D. | Cứu quốc quân. |
-
Câu hỏi 38:
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam với sự hậu thuẫn của
A. | quân đội Mỹ. | |
B. | quân đội Anh. |
C. | quân đội Trung Hoa Dân quốc. | |
D. | bọn Việt Quốc, Việt Cách. |
-
Câu hỏi 39:
Mục tiêu chung của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với nước ta sau cách mạng thánh Tám là
A. | bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam. | |
B. | đưa thực dân Pháp trở lại Việt Nam. |
C. | mở đường cho đế quốc Mĩ xâm lược Việt Nam. | |
D. | chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam. |
-
Câu hỏi 40:
Việc kí kết Hiệp định sơ bộ tạm hoà với Pháp, chứng tỏ
A. | sự suy yếu của lực lượng cách mạng. | |
B. | sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao. |
C. | sự thoả hiệp của Đảng và chính phủ ta. | |
D. | chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và chính phủ. |