Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2017 môn lịch sử - Đề số 1

; Môn học: ; 50 câu hỏi; Làm trong 90 phút; cập nhật 03-10-2016

  • Câu hỏi 1:

    Theo định nghĩa về văn minh, điểm nào sau đây của văn minh khác biệt so với văn hóa?

    A.

    Văn minh chỉ giá trị kỹ thuật, giá trị tinh thần 

    B.

    Văn minh chỉ giá trị vật chất và tinh thần ở trình độ cao 

    C.

    Văn minh chỉ thái độ hành xử văn minh lịch sự

    D.

    Văn minh chỉ sự thụ hưởng giá trị tinh thần ở trình độ cao

  • Câu hỏi 2:

    Mục đích xây dựng Kim tự tháp của người Maya là: 

    A.

    Làm lăng mộ 

    B.

     Làm công trình quân sự

    C.

     Làm nơi ở cho hoàng tộc

    D.

    Làm nơi tiến hành các nghi lễ tế thần

  • Câu hỏi 3:

    Trong cuộc đời của mình, các Pharaoh tiến hành xây Kim tự tháp từ khi nào? 

    A.

     Khi họ sinh ra

    B.

     Khi họ lập gia đình

    C.

    Khi họ lên ngôi

    D.

    Sau khi họ chết, người con kế vị xây cho

  • Câu hỏi 4:

    Bốn trung tâm văn minh lớn của phương Đông là: 

    A.

    Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á

    B.

    Trung Quốc, Lưỡng Hà, Nhật Bản, Ai Cập

    C.

    Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập 

    D.

    Nhật Bản, Lưỡng Hà, Đông Nam Á, Ấn Độ

  • Câu hỏi 5:

    Văn minh Lưỡng Hà nằm ở khu vực nào dưới đây? 

    A.

    Viễn Đông 

    B.

    Trung Đông

    C.

    Nam Á 

    D.

    Trung Á

  • Câu hỏi 6:

     “Ai Cập là tặng phẩm của dòng sông Nile” là nhận định của nhà sử học nào?

    A.

    Ciceron 

    B.

    Strabon 

    C.

    Herodotus

    D.

    Thucyditus 

  • Câu hỏi 7:

     Chữ viết của người Ai Cập cổ đại còn được lưu lại nhiều nhất trong các văn bản thuộc lĩnh vực:

    A.

     Pháp luật

    B.

    Xây dựng

    C.

    Tôn giáo

    D.

    Hành chính

  • Câu hỏi 8:

    "Những Vương triều nào của các Pharaon được mệnh danh là “thời kỳ Kim tự tháp”

    A.

    Vương triều II, III

    B.

    Vương triều III, IV

    C.

    Vương triều I,II 

    D.

    Vương triều IV, V 

  • Câu hỏi 9:

    Người có công đâu tiên giải mã chữ viết của người Ai Cập cổ đại là ai? Nước nào?

    A.

    Gerapolon, Ai Cập

    B.

    Rawlinson, Anh 

    C.

    Champollion, Pháp

    D.

    Nhibur, Đan Mạch

  • Câu hỏi 10:

    Trong số các nhận định sau, nhận định nào đúng nhất đối với khái niệm văn minh?

    A.

    Dân tộc nào cũng có văn minh

    B.

    Văn minh là khái niệm thuộc về phương Tây

    C.

    Văn minh là dấu hiệu để phân biệt quốc gia này với quốc gia khác 

    D.

    Văn minh là lát cắt đồng đại của lịch sử 

  • Câu hỏi 11:

    Nền văn minh nào sau đây sử dụng văn tự “thắt nút (quipus)”?

    A.

     Aztec 

    B.

    Inca

    C.

    Maya 

    D.

    Tất cả sai

  • Câu hỏi 12:

    Chữ viết Ai Cập cổ đại buổi ban đầu là dạng chữ: 

    A.

    Tượng thanh 

    B.

    Tượng hình 

    C.

    Biểu ý 

    D.

    Ghi âm

  • Câu hỏi 13:

    Văn minh Arab xuất hiện vào thời kỳ: 

    A.

    Cổ đại

    B.

    Trung đại 

    C.

    Cận đại

    D.

    Hiện đại

  • Câu hỏi 14:

    Đế chế Byzantium còn được gọi là:

    A.

    Đế quốc Đông La Mã 

    B.

    Đế quốc La Mã thần thánh 

    C.

     Đế chế La Mã phương Tây

    D.

    Cả 3 câu đều đúng 

  • Câu hỏi 15:

     Công trình nào sau đây không được xây dựng để tặng vợ? 

    A.

    Đền Loro Gionggrang

    B.

    Đền Taj Mahan

    C.

    Vườn treo Babilon 

    D.

    Cung A Phòng

  • Câu hỏi 16:

    Trong buổi đầu ra đời, tư tưởng của Phật giáo là

    A.

    Vô thần

    B.

     Đa thần giáo

    C.

    Duy tâm chủ quan

    D.

    Duy tâm khách quan

  • Câu hỏi 17:

    Quốc gia cổ đại nào đã có công tính lịch chính xác như ngày nay (một năm có 365 ngày và ¼ ngày) 

    A.

    Lưỡng Hà

    B.

     Maya

    C.

    Trung Quốc

    D.

    Inca

  • Câu hỏi 18:

    Nhân công xây dựng Vạn lý trường thành chủ yếu là: 

    A.

    Nông dân và binh lính 

    B.

    Tù nhân và nông dân 

    C.

    Tù nhân và binh lính

    D.

    Binh lính và quân chư hầu

  • Câu hỏi 19:

     Kim tự tháp của người Maya được xây dựng ở khu vực:

    A.

    Bắc Mỹ

    B.

    Trung Mỹ 

    C.

    Biển Caribe

    D.

    Nam Mỹ

  • Câu hỏi 20:

    Bộ luật Hammurabi nổi tiếng là của quốc gia cổ đại nào? 

    A.

    Lưỡng Hà 

    B.

    Cổ Babilon

    C.

    Assyria

    D.

    Tân Babilon 

  • Câu hỏi 21:

    Trong số các quốc gia cổ đại sau, quốc gia nào có công phát minh ra chữ số không?

    A.

    Ấn Độ

    B.

    La Mã 

    C.

    Ai cập

    D.

    Lưỡng Hà

  • Câu hỏi 22:

    Quy mô Vạn Lý trường thành được hoàn thành ở triều đại nào? 

    A.

    Tần 

    B.

    Hán

    C.

    Minh

    D.

    Thanh

  • Câu hỏi 23:

    Nhận định nào sau đây đúng nhất đối với khái niệm văn minh

    A.

    Văn minh là nét riêng thuộc về một khu vực

    B.

    Văn minh là nét riêng thuộc về một quốc gia

    C.

    Văn minh có tính siêu dân tộc

    D.

    Văn minh là nét riêng thuộc về một giai cấp

  • Câu hỏi 24:

    Hệ thống số của người Maya được xây dựng theo hệ số nào? 

    A.

    20

    B.

    12

    C.

    10

    D.

    60

  • Câu hỏi 25:

    Loro Gionggrang ở Indonesia là công trình kiến trúc: 

    A.

     Phật giáo

    B.

    Thiên chúa giáo

    C.

    Hồi giáo 

    D.

    Hindu giáo

  • Câu hỏi 26:

    Lính tháp canh cảnh giới tại Vạn lý trường thành thời phong kiến có thời gian phục vụ là:

    A.

    1 năm

    B.

    Hết đời người

    C.

    5 năm

    D.

    Hết thời gian nghĩa vụ

  • Câu hỏi 27:

     Stupa Sanchi là bảo tháp có kiến trúc:

    A.

    Hình trụ đứng

    B.

    Hình tháp nhiều tầng

    C.

    Hình bát úp

    D.

    Hình kim tự tháp

  • Câu hỏi 28:

    Phù điêu của công trình Borobudua ở Indonesia tả cảnh

    A.

    Trong sử thi Ramayana

    B.

    Thế giới nhà Phật 

    C.

     Chiến tranh giữa các tiểu quốc

    D.

    Truyền thuyết “khuấy động biển sữa”

  • Câu hỏi 29:

    Theo quan niệm của Hindu giáo, Liga là biểu tượng của: 

    A.

    Không của thần nào

    B.

    Thần Brahma

    C.

    Thần Siva 

    D.

    Thần Vishnu 

  • Câu hỏi 30:

    Triều đại nào đã có công nối các Trường thành được xây dựng rời rạc thành Vạn lý trường thành liền một dải:

    A.

    Yên

    B.

     Tề 

    C.

    Tần 

    D.

    Thanh

  • Câu hỏi 31:

    Phong hỏa đài được xây dựng trên Vạn lý trường thành có chức năng chủ yếu là:

    A.

    Kho lương thực

    B.

    Nơi đồn trú của quân đội

    C.

    Kho vũ khí 

    D.

    Điểm phát hiệu lệnh có kẻ địch 

  • Câu hỏi 32:

    Quốc gia cô đại nào đã phát minh ra hệ đếm lục thập phân (60)?

    A.

    Ai Cập

    B.

    Lưỡng Hà

    C.

    Trung Quốc

    D.

    Không quốc gia nào

  • Câu hỏi 33:

     Stupa là công trình Phật giáo dùng để: 

    A.

    Đặt thánh tích của đức Phật

    B.

    Thờ tượng đức Phật

    C.

    Hành lễ hàng ngày của các tín đồ 

    D.

    Làm nơi ở tu hành suốt đời của các tín đồ

  • Câu hỏi 34:

    Luật “Mười hai bảng” của La Mã nhằm bảo vệ quyền lợi ai?

    A.

    Bình dân

    B.

    Chủ nô, giới quý tộc 

    C.

    Nông dân

    D.

    Nô lệ 

  • Câu hỏi 35:

    Đền Angkor Wat là ngôi đền thờ vị thần nào?

    A.

    Brahma

    B.

    Vishnu 

    C.

    Indra 

    D.

    Shiva

  • Câu hỏi 36:

    Tục thờ Thần - Vua và kiến trúc đền núi xuất hiện ở quốc gia nào? 

    A.

    Thái Lan

    B.

    Campuchia 

    C.

    Lào

    D.

    Indonesia

  • Câu hỏi 37:

    Nghệ thuật kiến trúc Gôtích khác nghệ thuật Rôman ở chỗ:

    A.

    Là lối kiến trúc mái vòm bán nguyệt

    B.

    Là lối kiến trúc nhỏ gọn

    C.

    Được coi là nghệ thuật kiến trúc đồng quê 

    D.

    Là lối kiến trúc các gân cung giao nhau

  • Câu hỏi 38:

    Nghệ thuật kiến trúc Gôtích có nguồn gốc từ quốc gia nào 

    A.

    Tây Ban Nha

    B.

    Anh

    C.

    Pháp 

    D.

    Đức

  • Câu hỏi 39:

    Đế chế Đông La Mã tồn tại trong khoảng thời gian nào sau đây?

    A.

     395 – 1453

    B.

    330 – 1453 

    C.

    476 – 1492 

    D.

    476 – 1495 

  • Câu hỏi 40:

    Điều nào sau đây không đúng khi nói về trường đại học ở châu Âu thế kỷ XI 

    A.

    Kinh phí do quốc gia cung cấp

    B.

    Được tổ chức như những phường hội thợ thủ công

    C.

    Người học được cổ vũ tinh thần hoài nghi và chất vấn khi học 

    D.

    Ra đời một cách tự phát 

  • Câu hỏi 41:

    Vị vua nào ở Campuchia đã mở đầu cho thời kỳ Angkor?

    A.

    Jayavarman I 

    B.

    Jayavarman II

    C.

    Jayvarman IV

    D.

    Jayavarman VII

  • Câu hỏi 42:

    Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp tại Việt Nam là ?

    A.

    Bù vào những thiệt hai của công cuộc khai thác lần thứ nhất.

    B.

    Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh lần thứ nhất gây ra.

    C.

    Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - Xã hội ở Việt Nam

    D.

    Để tăng cường sức mạnh về kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa

  • Câu hỏi 43:

    Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào?

    A.

    Công nghiệp chế biến.

    B.

    Nông nghiệp và khai thác mỏ.

    C.

    Nông nghiệp và thương nghiệp.

    D.

    Giao thông vận tải

  • Câu hỏi 44:

    Vì sao tư bản Pháp lại chú trọng khai thác mỏ than ở Việt Nam?

    A.

    Ở Việt Nam có trữ lượng than lớn.

    B.

    Than là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chính quốc

    C.

    Để phục vụ cho nhu cầu công nghiệp chính quốc

    D.

    Tất cả đều đúng

  • Câu hỏi 45:

    Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế công nghiệp nặng ở Việt Nam?

    A.

    Cột chặt nền kinh tế của Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

    B.

    Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa do nền công nghiệp Pháp sản xuất

    C.

    Biến Việt Nam thành căn cứ chính trị của Pháp

    D.

    Cả A và B đều đúng 

  • Câu hỏi 46:

    Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tránh thế giới thứ hai?

    A.

    Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

    B.

    Năm 1957,Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.

    C.

    Năm 1961, Liên Xô đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất

    D.

    Đến thập kỉ 60 của thế kỷ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ

  • Câu hỏi 47:

    Các giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam ?

    A.

    Công nhân, Nông dân, Tư sản dân tộc.

    B.

    Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc

    C.

    Công nhân, Tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến

    D.

    Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến 

  • Câu hỏi 48:

    Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam

    A.

    Giai cấp nông dân

    B.

    Giai cấp công nhân

    C.

    Giai cấp đại địa chủ phong kiến

    D.

    Giai cấp tư sản, dân tộc.

  • Câu hỏi 49:

    Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?

    A.

    Có thái độ kiên định với Pháp

    B.

    Có thái độ không kiên định, dễ thoải hiệp, cải lương khi đế quốc mạnh

    C.

    Có tinh thân đấu tranh cách mạng triệt để trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

    D.

    Tất cả các phương án trên đều đúng

  • Câu hỏi 50:

    Lực lượng nào hăng hái đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

    A.

    Công nhân 

    B.

    Nông dân

    C.

    Tiểu tư sản

    D.

    Tiểu tư sản dân tộc