Dùng nơtron nhiệt (còn gọi là nơtron chậm) có năng lượng cở 0,01 eV bắn vào 235U ta có phản ứng phân hạch:
Đặc điểm chung của các phản ứng phân hạch: sau mỗi phản ứng đều có hơn hai nơtron được phóng ra, và mỗi phân hạch đều giải phóng ra năng lượng lớn. Người ta gọi đó là năng lượng hạt nhân.
* Phản ứng phân hạch dây chuyền
+ Các nơtron sinh ra sau mỗi phân hạch của urani (hoặc plutoni, …) lại có thể bị hấp thụ bởi các hạt nhân urani (hoặc plutoni, …) khác ở gần đó, và cứ thế, sự phân hạch tiếp diễn thành một dây chuyền. Số phân hạch tăng lên rất nhanh trong một thời gian rất ngắn, ta có phản ứng phân hạch dây chuyền.
+ Điều kiện xảy ra phản ứng phân hạch dây chuyền: muốn có phản ứng dây chuyền ta phải xét tới số nơtron trung bình k còn lại sau mỗi phân hạch (còn gọi là hệ số nhân nơtron) có thể gây ra phân hạch tiếp theo.
- Nếu k < 1 thì phản ứng dây chuyền không xảy ra.
- Nếu k = 1 thì phản ứng dây chuyền tiếp diễn nhưng không tăng vọt, năng lượng tỏa ra không đổi và có thể kiểm soát được. Đó là chế độ hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân.
- Nếu k > 1 thì dòng nơtron tăng liên tục theo thời gian, phản ứng dây chuyền không điều khiển được, năng lượng tỏa ra có sức tàn phá dữ dội (dẫn tới vụ nổ nguyên tử).
Để giảm thiểu số nơtron bị mất vì thoát ra ngoài nhằm đảm bảo có k ≥ 1, thì khối lượng nhiên liệu hạt nhân phải có một giá trị tối thiểu, gọi là khối lượng tới hạn mth.Với 235U thì mth vào cỡ 15 kg; với 239Pu thì mth vào cỡ 5 kg.
* Phản ứng nhiệt hạch
Khi hai hạt nhân nhẹ kết hợp lại để tạo nên một hạt nhân nặng hơn thì có năng lượng tỏa ra.
Ví dụ :
Phản ứng kết hợp hạt nhân chỉ xảy ra ở nhiệt đô rất cao nên mới gọi là phản ứng nhiệt hạch.
* Phản ứng nhiệt hạch trong vũ trụ
Phản ứng nhiệt hạch trong lòng Mặt Trời và các ngôi sao là nguồn gốc năng lượng của chúng.
* Thực hiện phản ứng nhiệt hạch trên Trái Đất
Trên Trái Đất, con người đã thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được. Đó là sự nổ của bom nhiệt hạch hay bom H (còn gọi là bom hiđrô hay bom khinh khí).
Vì năng lượng tỏa ra trong phản ứng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng tỏa ra trong phản ứng phân hạch rất nhiều nếu tính theo khối lượng nhiên liệu, và vì nhiên liệu nhiệt hạch có thể coi là vô tận trong thiên nhiên, nên một vấn đề quan trọng đặt ra là: làm thế nào để thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng kiểm soát được, để đảm bảo cung cấp năng lượng lâu dài cho nhân loại.
Quỳnh Nguyễn, Bài thi số 532013
Lớp 4, môn Toán học.
100 điểm vào 23:31:58, 26/01/2023
Quỳnh Hương, Bài thi số 531938
THPT Quốc gia, môn Giáo dục công dân.
95 điểm vào 11:47:45, 25/01/2023
Nguyễn Thị Linh Chi, Bài thi số 531975
THPT Quốc gia, môn Hóa học.
87.5 điểm vào 15:32:51, 26/01/2023
Kim Thảo, Bài thi số 531924
THPT Quốc gia, môn Tiếng anh.
86 điểm vào 00:27:35, 25/01/2023
Nguyễn Minh Ánh, Bài thi số 531877
THPT Quốc gia, môn Tiếng anh.
86 điểm vào 12:32:17, 23/01/2023
Hồng Gấmm, Bài thi số 531958
Lớp 4, môn Toán học.
85 điểm vào 20:54:21, 25/01/2023
Nguyễn Đức Tú, Bài thi số 531823
THPT Quốc gia, môn Lịch sử.
85 điểm vào 14:12:29, 21/01/2023
nguyễn đạo, Bài thi số 531800
THPT Quốc gia, môn Lịch sử.
85 điểm vào 22:01:31, 20/01/2023
TRÀNG TRAI NĂM ẤY, Bài thi số 531889
Lớp 12, môn Lịch sử.
83.3 điểm vào 21:48:57, 23/01/2023
Thanh Trúc, Bài thi số 531996
THPT Quốc gia, môn Giáo dục công dân.
82.5 điểm vào 20:08:53, 26/01/2023
Khanh Tước, Bài thi số 531937
Lớp 8, môn Hóa học.
80 điểm vào 11:03:52, 25/01/2023
Thanh Minh, Bài thi số 531917
THPT Quốc gia, môn Tiếng anh.
80 điểm vào 22:42:36, 24/01/2023