22/07/2014 | 09:51:47

Mắt và các dụng cụ quang - Kính hiển vi

Định nghĩa:      Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật nhỏ, với độ bội giác lớn lơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp.  

Cấu tạo: Có hai bộ phận chính:
     - Vật kính O1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn (vài mm), dùng để tạo ra một ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát.

     - Thị kính O2 cũng là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (vài cm), dùng như một kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên.
     Hai kính có trục chính trùng nhau và khoảng cách giữa chúng không đổi.
     Bộ phận tụ sáng dùng để chiếu sáng vật cần quan sát.

Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực:

 

    - Ta có : \(\tan \alpha\) = \(A_1 B_1\over O_2 F_2 \)\(A_1 B_1\over f_2 \) = \(\tan \alpha\)  \(AB\over Đ\)

    Do đó G\(\infty\)  = \(tan\alpha \over tan\alpha_0\) = \(A_1 B_1\over AB\)\(x\) \(Đ\over f_2\) (1)

Độ bội giác G\(\infty\) của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực bằng tích của độ phóng đại  k1 của ảnh A1B1 qua vật kính với độ bội giác G2 của thị kính.

                          Hay G\(\infty\) = \(\delta . Đ\over f_1 .f_2\) Với: \(\delta\) = F'1F2 gọi là độ dài quang học của kính hiển vi. Người ta thường lấy Đ = 25cm

 

 

Top điểm cao trong 7 ngày qua

Đề thi trắc nghiệm mới

Tài liệu mới trên Matran.vn

Công cụ trực tuyến hỗ trợ giáo dục - MaTran.edu.vn
Copyright © 2014-2021. All rights reserved. Bản quyền thuộc VinaGon
Email: info@vinagon.com
Hotline: 086.924.3838
• Liên hệ hỗ trợ
• Quy định chung
• Chính sách bảo mật
• Phương thức thanh toán